Sự nghịch hợp siêu phàm

Về Thomas Jefferson.

Nhân Sơn Phạm dịch bài review cuốn sách về TJ, tôi gửi đây bài dịch của tôi từ một bài essays về TJ đăng trên Time, ngày đó, khi rảnh/tọc tọe học tiếng Anh nên tôi hay mua các số bào Time, NewsWeek cũ ở nhà sách Trang 40 Bà Triệu rồi cặm cụi dịch.. Đây là 1 bài như thế.

Nhưng nói thêm là ngày đó cứ dịch thôi chứ nhiều chỗ chẳng hiểu gì, mãi sau này đọc thêm về TJ, về Hamilton... mới hiểu tác giả nói gì. Nhưng dẫu sao, bài viết này rất hay, và tôi hay lấy làm dẫn chứng trong các buổi nói chuyện về Hiến pháp Mỹ & về thời kỳ lập quốc của Mỹ.
Bình.
-----
Sự nghịch hợp siêu phàm.
Kỷ niệm những mâu thuẫn rất Mỹ của Thomas Jefferson.
Tác giả: Charie Krauthmmer.
Tạp chí TIME, ngày 22 tháng 5 năm 2000.

Thomas Jefferson sẽ còn mãi mãi ám ảnh chúng ta. Cánh hữu nhìn ông nghi ngờ như một kẻ theo phái Jacobanh sang trọng yêu cách mạng đến mức mà ông đã từng gợi ý rằng cứ 20 năm, nước Mỹ lại nên có một cuộc cách mạng. Cánh tả khinh ông như một kẻ giả nhân giả nghĩa. Song trong cái tâm trí người dân, được Hollywood thổi phồng, thì người đàn ông này chính là quý ngài Sally Hemings (NCB: tức là ăn ngủ với nô lệ da đen của chính mình).

Nhưng tất cả các cách nhìn đó đều không chính xác vì
không thể có một quan điểm riêng rẽ nào có thể hiểu được một con người vĩ đại như ông. Trong tất cả mọi khía cạnh tài năng, trí tưởng tượng, văn phong và ngay cả tính tò mò, thì Jefferson cũng vẫn là con người siêu phàm, đối với cả Cựu lục địa và cả nước Mỹ.

Cuộc triển lãm 200 năm những cuốn sách và bài viết của Thomas Jefferson là một cuộc trình diễn rực rỡ về sự uyên thâm cũng như tính phức tạp bắt đầu với mâu thuẫn trung tâm: là nhà tiên tri về sự tự do nhưng ông lại là một chủ nô lệ. Có thể nhìn thấy ngay trong tay ông một bài báo phàn nàn về sự cắt bỏ khỏi Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ cái đoạn lên án chế độ nô lệ ở Châu Phi theo sự van nài của tiểu bang George và Nam Carolina. Có thể nhớ lại dòng chữ nổi tiếng đề cập đến chế độ nô lệ trong cuốn Ghi chép về tiểu bang Virginia của ông: "Tôi run sợ cho đất nước tôi khi tôi nghĩ rằng Thượng Đế là công bằng".

Nhưng lại có một cánh cửa quay rất quái lạ ở Monticello phục vụ cơm bên ngoài phòng ăn, một mặt cánh cửa có những cái ngăn dựng, còn mặt kia thì phẳng. Thức ăn do nô lệ phục vụ được mang dưới bếp lên rồi đặt vào cái ngăn ở phía bên ngoài. Và rồi cái cánh cửa này bị quay sang phía bên kiạ Jefferson và những vị khách quí tộc của ông thấy gì? Họ có bữa ăn tối nhưng không hề nhìn thấy nô lệ, những người đã chuẩn bị nó.

Jefferson đã sử dụng rất nhiều thủ thuật, cả lĩnh vực kiến trúc cũng như tư duy để tận hưởng những thành quả của cuộc sống trang trại mà không phải nhìn thấy những cảnh bất công. Ông vẫn là người nhìn xa trông rộng. Dù phải đương đầu với những sự lôi thôi khác của nước Mỹ, thì ông vẫn là người Mỹ thuần chất. Jefferson rất kính trọng những người Da Đỏ, ông coi họ bình đẳng như những người da trắng. Và dù ông hoàn toàn hiểu rằng nước Mỹ sẽ phải được xây dựng với cái giá mà người da đỏ phải gánh chịu. Trong bức thư đáng chú ý của ông viết cho Benjamin Hawkin ngày 13/8/1786: "Có 2 nguyên tắc mà trên đó, chúng ta sẽ phải cư xử với người da đỏ, đó là sự công bằng và sự sợ hãi... Sau tất cả những thương tổn mà chúng ta gây cho họ, họ không thể yêu quí chúng ta được".

Công bằng và sợ hãi. Thử hỏi bây giờ có một chính trị gia nào dám cả gan phát ngôn chính sách đối ngoại sống sượng như vậy không? Balzac đã từng nói "Đằng sau mỗi gia tài vĩ đại bao giờ cũng là một tội ác lớn lao. Đằng sau tất cả các quốc gia vĩ đại cũng vậy. Jefferson chắc chắn muốn đối xử công bằng với người da Đỏ nhưng ông biết người da trắng cần phải tiêm nhiễm vào họ nỗi sợ hãi. Nếu không, những thành quả của nước Mỹ sẽ sụp đổ. Thật tuyệt. Đó mới chính là cái thiên tài ngoại giao của Jefferson: một cách diễn giải thật tự nhiên sự xung đột và hận thù là trung tâm căng thẳng của mọi chính sách ngoại giao Mỹ, giữa cái luân lý và cái thực dụng, giữa quyền uy và tính nguyên tắc.

Jefferson không chỉ tư duy theo 2 ý tưởng mẫu thuẫn trong đầu mà ông còn hành động theo cả 2 hướng mâu thuẫn dó. Xét đến cùng, ông đấu tranh vì một chính phủ nhỏ, một chính quyền hạn hẹp nhưng lại vi phạm tư tưởng đó với việc mua vùng đất Lousiana, mà rồi được biện hộ rằng đó là hành động kỳ vĩ nhất của một Tổng thống xuất chúng, vượt ra khỏi Hiến pháp trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng liệu chúng ta có thể trông đợi vào một điều gì khác từ một nhà lập quốc mà cái mô hình vĩ đại nhất của ông về nước Mỹ là một Đế Chế Tự Do cũng là một thứ nghịch hợp sâu sắc như một lý thuyết về chính trị có thể cung cấp cho chúng ta.

Một ví dụ hoành tráng nhất về tính hai mặt của con người này được tìm thấy ở Thư viện mà Jefferson đã tặng cho nước Mỹ năm 1815. Hai phần ba số sách này đã bị phá huỷ trong trận cháy năm 1851, nhưng ngày nay Thư viện Quốc hội Mỹ đã tìm được đủ các bản tương tự và đặt toàn bộ 6.487 cuốn vào một phòng trưng bày tráng lệ. Những giá sách cao được sắp xếp y như cách mà Jefferson đã đặt chúng ở Monticello. Nhưng điều mà chúng ta sửng sốt nhất đấy là cách phân loại rất bài bản và sáng sủa của chúng. Cách phân loại của Jefferson đã được Quốc Hội Mỹ sử dụng trong suốt 82 năm, chia kiến thức thành 3 phần: Ghi nhớ (Lịch Sử), Lý Do (Triết học) và Tưởng tượng (nghệ thuật). Thậm chí trong số các mục phân loại đó, ông còn có tới 44 tiểu mục.

Nhưng hẵng gượm đã nào, khi chúng ta đi quanh cái phòng trưng bày đó, chúng ta sẽ nhận thấy ngay một điều: các ngăn sách không cao bằng nhau. Những ngăn cao nhất thì lại đặt ở dưới cùng. Và chúng chứa toàn những quyển sách cao. Đến lúc đó, chúng ta mới hiểu rằng: Jefferson, một triết gia, người tôn sùng lý lẽ, sự hợp lý và logic. Nhưng Jefferson, một nhà thư viện học đã hiểu ra rằng đôi khi, con người cũng phải cúi mình trước thực tế và phân loại sách theo kích thước của chúng.

Đó chính là những lý do tại sao chúng ta cũng sẽ kỷ niệm Jefferson tại một thế kỷ tiếp theo. Ông là hiện thân của cả một nước Mỹ trong mọi khía cạnh mâu thuẫn nghềnh ngàng: người theo chủ nghĩa duy tâm của Wilson sẵn sàng tranh luận với chủ nghĩa hiện thực một cách thô kệch của Rooseevelt, một con người sùng bái hệ thống, sùng bái tính trật tự và khoa học, nhưng cũng là người rất say mê tính lãng mạn, yêu nước Pháp, yêu cuộc cách mạng, yêu miền Tây bao la của nước Mỹ, một nhà phát minh, một con người mày mò đầy thực tế, được Thượng Đế phú cho khả năng sáng tác những bài ca, những bài thuyết giảng trữ tình và trong sáng về sự Tự Do của con người, những điều mà chưa từng được ai viết ra,

Nếu Washington là người cha của nước Mỹ, thì Jefferson là người cha của bộ óc Mỹ, một bộ óc luôn luôn khao khát tìm hiểu không ngừng nghỉ...


from fb Nguyễn Cảnh Bình,

Bài trước: Người Mỹ bí ẩn

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc