Người Mỹ bí ẩn
Về cuộc đời Jefferson: bớt sùng kính, nhiều giải thích,
by Michiko Katutani,
Thomas Jefferson: Người Mỹ bí ẩn

Kể từ khi ông qua đời vào năm 1826, nhiều phong trào chính trị đối lập nhau đi theo đường lối của Jefferson, từ phe ly khai miền Nam coi ông là
đại diện ủng hộ quyền lợi của các tiểu bang trong khi Phe bãi nô miền Bắc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của ông, từ phe bảo thủ ủng hộ sự điều tiết từ chính phủ đến phe tự do hết lòng thúc đẩy thể chế bình đẳng. Sau 30 năm nghiên cứu về cuộc đời Jefferson, Merrill Peterson, một trong nhiều người viết tiểu sử của ông, đã thừa nhận "đối với tôi, cuối cùng Jefferson vẫn là một người khó hiểu."
đại diện ủng hộ quyền lợi của các tiểu bang trong khi Phe bãi nô miền Bắc trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của ông, từ phe bảo thủ ủng hộ sự điều tiết từ chính phủ đến phe tự do hết lòng thúc đẩy thể chế bình đẳng. Sau 30 năm nghiên cứu về cuộc đời Jefferson, Merrill Peterson, một trong nhiều người viết tiểu sử của ông, đã thừa nhận "đối với tôi, cuối cùng Jefferson vẫn là một người khó hiểu."
Vậy, Ellis, chuyên gia phân tích mới nhất về Jefferson, khám phá được gì về nhân vật lịch sử này? Trong cuốn sách hấp dẫn này, ông vẽ lên chân dung về một người đàn ông rất hão huyền, thường ngây thơ cực độ song lại dần trở nên lão luyện trong nghệ thuật khắc chế. Ellis cho rằng, khi còn trẻ Jefferson quen với việc "xây dựng thế giới tưởng tượng bên trong đầy hấp dẫn tuyệt vời nhưng chắc chắn va chạm với những thực tại trần tục." Ellis lập luận, "Thay vì điều chỉnh kỳ vọng của mình khi đối mặt với thất vọng, ông thường chôn chặt những kỳ vọng đó và coi sự khác biệt giữa những lý tưởng của mình và sự không hoàn hảo của thế gian là vấn đề của mọi người chứ không phải của riêng mình."
Ellis nói, động lực này giúp Jefferson "nhanh chóng đưa ra được những chân lý đa chiều," cũng như "tính loanh quanh chỉ có thể thấy ở một người hay lý tưởng hóa." Ellis cho biết thêm, trong những năm sau đó, động lực này cũng khởi xướng một triết lý chính trị tập trung vào tương lai hơn là vào những vấn đề hiện tại, và quyết tâm nhìn nhận chính trị (cũng như tất cả mọi điều khác) theo phạm trù đạo đức phân định giữa đen và trắng, một quan điểm loại trừ (chỉ 1 trong 2 lựa chọn) thường chuyển thành cái nhìn mơ hồ bí ẩn về thế giới.
Bức chân dung về Jefferson do Ellis vẽ ra cũng không quá tâng bốc. Trong cuốn sách gần đây nhất của mình mang tên "Passionate Sage" (tạm dịch: Nhà hiền triết sôi nổi) -- một nghiên cứu uyên bác và làm sáng tỏ nhiều điều về John Adams, người bạn lớn và cũng là đối thủ của Jefferson -- sự hiểu biết đầy thiện cảm của Ellis về nhân vật của mình cùng với đánh giá trí tuệ của ông về cách tiếp cận thực tế của Adams về thế giới khiến đây có thể là một di sản chính trị để đời của Ellis. Trong cuốn sách mới này, ông dường như đã tiếp thu những hoài nghi của Adams đối với Jefferson. Trong khi "Người Mỹ bí ẩn" chắc chắn không chỉ trích Jefferson đến mức như một số nghiên cứu theo chủ nghĩa xét lại (như cuốn sách năm 1963 của Leonard Levy "Jefferson and Civil Liberties: The Darker Side" ("Jefferson và quyền tự do dân sự: Mảng tối") và bài luận năm 1992 của Paul Finkelman "Jefferson and Slavery: 'Treason Against the Hopes of the World'" ("Jefferson và chế độ chiếm hữu nô lệ: 'Kẻ phản bội những kỳ vọng của thế giới'"), cuốn sách này thực sự là câu trả lời nghiêm túc đối với truyền thống viết tiểu sử tán tụng sự uyên bác của Jefferson, điển hình là những cuốn sách gần đây của Alf J. Mapp Jr. và Willard Sterne Randall.
Đối với vấn đề nhạy cảm là thái độ của Jefferson về chế độ chiếm hữu nô lệ, Ellis cho rằng, trong giai đoạn đầu sự nghiệp của mình, Jefferson đứng trong hàng ngũ tiến bộ "người đi tiên phong nhất quyết khẳng định chế độ chiếm hữu nô lệ không phù hợp với các nguyên tắc sáng lập nên nước Mỹ cộng hòa." Tuy nhiên, sau đó lập trường mang tính nguyên tắc này đã nhường chỗ cho sự do dự, im lặng và những biện minh nhằm hợp lý hóa -- sự biến chuyển có phần không nhỏ do Jefferson ghét tranh luận và cảnh túng quẫn tài chính cá nhân ngày càng tăng khiến ông phụ thuộc hơn bao giờ hết vào nền kinh tế nô lệ ở Monticello (điền trang của Thomas Jefferson miền trung Virginia, đông nam của Charlottesville).
Những giai đoạn và khuynh hướng đáng chê trách trong sự nghiệp của Jefferson cũng được ghi nhận như: nỗ lực làm giả thư tín đầu tiên của chính mình, theo lời của Ellis, "để thuyết phục hậu thế rằng tình cảm của ông dành cho nước Pháp không đến mức khiến ông không nhận thấy nguy cơ bạo động chưa từng có" trong cuộc Cách mạng Pháp; ông nghi ngờ rằng những người gốc Phi thấp kém hơn người da trắng về trí tuệ khiến cho bất kỳ chính sách giải phóng nô lệ nào dẫn đến thống nhất đều là trò đùa nhại về sinh học chống lại "sự ưu việt đích thực mà tạo hóa đã ban tặng"; đồng lõa thuê người cố tình bôi nhọ danh tiếng của đối thủ trong các cuộc đấu đá nội bộ đảng năm 1790; và cuối đời, như Ellis nói, sẵn sàng cho phép "phe phản động nhất của miền Nam sử dụng uy tín to lớn đi kèm với tên tuổi của mình về bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và học thuyết về quyền của các tiểu bang."
Riêng về vấn đề gây tranh cãi là mối quan hệ tình cảm giữa Jefferson với nô lệ của mình là Sally Hemings, Ellis còn hồ nghi. Ông lập luận rằng "động lực sâu xa nhất của Jefferson là tự bảo vệ và tình cảm chứ không phải tình dục" và "mối quan hệ bị cáo buộc với Sally Hemings, nếu có, đã thách thức những nguyên tắc chủ đạo về nhân cách của chính ông."
Giống như một nghiên cứu mở rộng về tính cách hơn là một tiểu sử toàn diện, "Người Mỹ bí ẩn" tập trung vào những thời khắc quan trọng trong cuộc đời của Jefferson trong khi lướt qua toàn bộ các thời kỳ (như nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai tệ hại của Jefferson) chỉ trong một hoặc hai đoạn văn. Giống như trong cuốn sách trước đó về Adams, Ellis sử dụng hiểu biết sâu rộng của mình về lịch sử thời Cách mạng và hậu Cách mạng để đặt triết lý và hành động của Jefferson trong một bối cảnh xã hội, mang đến cho độc giả không chuyên một cảm giác cực kỳ sống động về tình hình, truyền thống và những mối quan tâm trong bối cảnh đó. Ông tránh mắc lỗi "presentism" (thường thấy trong giới học giả, giả định rằng có thể dùng các giá trị hiện tại để đánh giá quá khứ), trong khi cùng lúc giúp độc giả hiểu được dòng chảy tư tưởng chính của Jefferson và mối tương quan (hoặc không) của chúng với các tranh luận đương đại.
Theo Ellis, một trong những người kế thừa chủ trương chống chính phủ của Jefferson là cánh bảo thủ của đảng Cộng hòa, tiêu biểu là Barry Goldwater, Ronald Reagan và Newt Gingrich. Tuy nhiên, ông cho biết thêm: "Đối với những vấn đề đáng lo ngại và gây tranh cãi nhất trong xã hội Mỹ hiện đại -- phá thai, thuốc phiện, nghèo đói, tội phạm -- những người kế thừa Jefferson hầu như không có gì để nói. Tranh luận về các vấn đề xã hội như vậy là cuộc tranh luận về vai trò thích đáng của chính phủ, và từ quan điểm của những người kế thừa Jefferson, chính phủ chẳng có vai trò gì cả."
Mặc dù người đọc có thể không đồng tình với tất cả những đánh giá của Ellis, song cách viết thông minh và am hiểu của ông khiến không một ai đọc cuốn sách này mà không xem xét lại vai trò của Jefferson như một nhà tư tưởng, nhà văn và nhà chính trị. Với "Người Mỹ bí ẩn", Ellis đã có một đóng góp quan trọng và rất hay đối với kho tàng văn học vốn đã đồ sộ về vị tổ phụ lập quốc bí ẩn nhất của nước Mỹ.
Phương Thùy
NYTimes
Bài trước: Người kiến tạo chủ nghĩa tư bản
Tags: book
“Lời dẫn” của Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia:
Tư tưởng của con người không thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Nếu chúng ta cho phép quan chức chính phủ kéo dài quyền lực của họ xen vào đời sống tín ngưỡng, cho phép họ quyết định tôn giáo nào là chính hay tà, nghĩa là sẽ khống chế những người tu hành truyền đạo, như vậy là vô cùng nguy hiểm, nghĩa là không còn quyền tự do tôn giáo. Vì quan chức lấy kiến giải cá nhân để đánh giá chuyện đúng hay sai của tôn giáo tín ngưỡng; họ lấy mình làm chuẩn để khen ngợi hay trách phạt đối với cách suy nghĩ của người khác… Lịch sử đã chứng minh, sự kết hợp giữa giáo hội và chính quyền luôn dẫn đến chuyên quyền và áp bức. Khi tôn giáo biến thành công cụ của quốc gia sẽ gây an nguy cho tự do, vì chỉ có sự sai trái mới cần dựa dẫm vào chính phủ nâng đỡ, còn chân lý luôn đứng hiên ngang, độc lập.
Sau phần lời dẫn là phần Chính văn của Dự luật: Nghị viện (Bang Virginia) không thể ép buộc bất cứ cá nhân nào tham gia hoặc ủng hộ cho một tôn giáo, cũng không thể vì cách nhìn của mình về một tôn giáo hay tín ngưỡng mà bị cưỡng chế, ép buộc, quấy rối, gây đau đớn về thân xác, mất mát tài sản hoặc những đau khổ khác; mọi người đều có quyền lên tiếng tranh luận bảo vệ cho quan niệm về tôn giáo của mình, không thể vì điều này mà địa vị xã hội được nâng cao hơn, bị hạ xuống hay chịu bất kỳ ảnh hưởng nào.
Từ đây, nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mà quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, khởi đầu thời đại dân chủ đích thực với xã hội mở mang đậm tinh thần khoan dung. Nhà tư tưởng và sử gia nổi tiếng người Pháp là Alexis de Tocqueville vào thập niên 30 thế kỷ XIX đã đi tới nước Mỹ để theo dõi chế độ dân chủ của đất nước mới nổi vô cùng độc đáo này. Ông đã sửng sốt khi thấy “tinh thần tự do” đi cùng với “niềm tin tâm linh”, ở châu Âu, hai giá trị này là “thù địch” đối lập nhau, nhưng ở quốc gia này lại chung sống hòa bình với nhau!
“Chúng ta phải khẳng định một chân lý hiển nhiên: Con người do Chúa tạo ra nên mọi người đều bình đẳng; Chúa cũng trao cho họ những quyền không thể bị tước đoạt; những quyền này bao gồm quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Trích “Tuyên ngôn độc lập”)
(Nguyên văn: We hold these truths to be self-evident: that all men are created equal;that they are endowed by their Creator with certain unalienable right;that among these are life,liberty,and the pursuit of happiness).
Hơn hai trăm năm qua, áng văn giản dị mà sâu xa này đã cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho các nước trên thế giới, khắp nơi người ta không ngừng tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, độc lập, tự do.
...Rất nhiều người, cả tổng thống Kennedy, đều phải thừa nhận Thomas Jefferson là vị tổng thống thông tuệ nhất trong các đời tổng thống Mỹ. Một lần chiêu đãi tiệc 49 người đạt giải Nobel ngay tại Nhà Trắng ông đã nói hài hước, trong lịch sử những người từng dùng bữa ở đây có lẽ chỉ có trí tuệ của Jefferson là vượt qua tổng số tài năng của những người có mặt tại đây ngày hôm nay.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Jefferson nỗ lực duy trì thái độ trung lập của Mỹ trong các cuộc chiến của Napoleon, cho dù cả Anh và Pháp đều can thiệp vào việc vận chuyển hàng hải của Mỹ. Jefferson đáp trả bằng cách cấm tàu thuyền của Mỹ cập bến bất cứ cảng Châu Âu nào (Đạo luật ‘Cấm vận’). Điều này đã gây nên thiệt hại khủng khiếp cho nền kinh tế Mỹ và đạo luật này bị bãi bỏ không lâu trước khi Jefferson rời Nhà Trắng vào năm 1809.
Jefferson nghỉ hưu tại Monticello, căn nhà ông đã xây dựng tại Virginia. Trong những năm cuối đời, thành tựu lớn nhất của ông là việc thành lập Đại học Virginia. Năm 1815, ông bán lại thư viện của mình cho chính phủ liên bang ở Washington, và đó là nền tảng cho Thư viện Quốc hội sau này.
Ông Thomas Jefferson còn tìm cách liên lạc với Hoàng Tử Cảnh - con trai của vua Gia Long đang ở Pháp lúc đó để xin một số hạt lúa giống Việt Nam.
Ðầu thế kỷ thứ XIX, khi Thomas Jefferson trở thành tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, một thương thuyền được phái tới để thu thập tin tức về hạt gạo Việt Nam và thảo luận về việc Việt Nam xuất cảng đường và cà phê sang thị trường Hoa Kỳ.
Ðó là chiếc thương thuyền Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam nhưng không gặt hái được thành công vì người đại diện của họ không gặp được vua Gia Long. Thương thuyền sau đó quay sang Philippines.
Chiếc tàu buôn thứ hai của Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam khoảng 16 năm sau để tìm mua nông sản, nhưng lại thất bại lần nữa. Thuyền trưởng John White của con tàu Franklin chờ mãi không được sự phúc đáp đơn xin ghé bến thương cảng Sài Gòn. Cuối cùng thì ông John White cũng lại quày quả ra đi.
Sau này, chính khát vọng tự do tại Hoa Kỳ mới là nguồn cảm hứng cho nhiều dân tộc khác để dẫn tới sự hình thành của các chế độ dân chủ, nơi mà mọi người, kể cả giới lãnh đạo, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật do đại diện của người dân soạn thảo.
~ Thomas Jefferson
~ Thomas Jefferson
-----
Dubrovnik là một thành phố của Croatia nằm bên bờ biển Adriatic. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Adriatic, thành phố này là hải cảng và trung tâm của hạt Dubrovnik-Neretva. Dân số năm 2001 là 43.770 người. Năm 1979, thành phố này được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Sự phát triển của Dubrovnik luôn dựa vào thương mại hàng hải. Vào thời trung cổ, Cộng hòa Ragusa, được biết đến là Cộng hòa Hàng hải (cùng Amalfi, Pisa, Genoa, Venice và các thành phố), Dubrovnik là quốc gia duy nhất ở phía đông Adriatic có khả năng cạnh tranh với Venice. Thành phố này phát triển rất mạnh vào thế kỷ 15 và 16. Năm 1991, sau sự sụp đổ của Nam Tư, thành phố này bị quân Serbia-Montenegro bao vây 7 tháng và bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc pháo kích.
-----
Cộng hòa Ragusa, hay Cộng hòa Dubrovnik, là một nước cộng hòa hàng hải đặt tại trung tâm thành phố Dubrovnik (Ragusa trong tiếng Ý và Latinh) ở Dalmatia (ngày nay là vùng cực nam Croatia hiện tại) đã tồn tại từ năm 1358 đến 1808. Ragusa đã đạt đến đỉnh cao trong thương mại vào thế kỷ 15 và 16 dưới sự bảo hộ của Đế quốc Ottoman, trước khi bị Đế quốc Pháp của Napoléon chinh phục vào năm 1808. Dân số của nước cộng hòa vào khoảng 30.000 người, gồm 5.000 người sinh sống trong các bức tường thành phố. Ragusa đã để lại khẩu hiệu Non bene pro toto libertas venditur auro (tiếng Latinh nghĩa là "Tự do không thể đổi lấy đống vàng").
-----
The state of West Virginia has paid for so many burials for indigent people who have died from drug overdoses that the funding has run out five months before the end of the current fiscal year on June 30.
Kitchen said there have been so many drug overdose deaths in West Virginia, it often takes two to three weeks for the state medical examiner to complete the required autopsies. He said families then have the added stress of not being able to carry out a funeral for weeks after a death occurs.