Logo chưa sẵn sàng: Một bước lùi nữa cho kỳ thế vận hội khổ sở của Tokyo

Tokyo Tower Special Lightup. Photo courtesy t-mizo.

Rào nào cũng ngã

Có lẽ điều duy nhất còn lại có thể làm suy sụp tinh thần của Olympic Tokyo 2020 là một trận động đất ngay bên dưới đường đua 400m. Tất cả vận rủi khác đã xảy ra rồi. Ngày 01 tháng 9 là ngày đánh dấu sự cố mới nhất. Nhật Bản quyết định bỏ logo mới của thế vận hội do Kenjiro Sano, một nghệ sĩ đồ họa trẻ thiết kế vì những cáo buộc về việc đạo ý tưởng. Hai tháng trước đó, chính phủ đã công bố bản vẽ chi tiết hoành tráng của sân vận động do kiến trúc sư người Anh gốc Iraq Zaha Hadid thực hiện. Bản thiết kế này đã giúp Tokyo trúng thầu, sau khi chi phí xây dựng đội lên tới 2,1 tỷ USD, gần gấp đôi so với ước tính ban đầu.

Sẽ không tốn nhiều thời gian để thiết kế một logo khác, nhưng việc xây dựng sân vận động Tokyo (thiết kế vẫn chưa được duyệt) hiện đã chậm tiến độ một năm. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2016 và sẽ không kịp hoàn thành cho một giải thể thao định kỳ khác, giải Vô địch bóng bầu dục thế giới vào năm 2019. Trưởng ban phụ trách các vấn đề Olympic của Nhật Bản, Toshiaki Endo, thừa nhận rằng kế hoạch xây dựng các công trình cho thế vận hội có thể sẽ được công bố vào phút chót và chậm so với hạn chót của Ủy ban Olympic Quốc tế vào tháng 1 năm 2020.

Chính Olivier Debie, nhà thiết kế người Bỉ đã đệ đơn lên Ủy ban Olympic Quốc tế để ngăn việc sử dụng logo của Sano ngay sau khi nó được công bố vào tháng 7. Cư dân mạng tại Nhật Bản đã nhanh chóng chỉ ra những điểm giống nhau đến kinh ngạc giữa thiết kế này và thiết kế cho một nhà hát tại Liege (Bỉ) của Debie. Nhưng Sano vẫn khẳng định thiết kế này không hề đạo ý tưởng, và lý do chính thức cho quyết định của Ủy ban trong tuần này là để giành lại sự ủng hộ của công chúng. Ban đầu, Ủy ban tổ chức Olympic của Nhật Bản đã bảo vệ logo đó bằng cách công bố những phác thảo ban đầu của Sano, tuy nhiên chúng lại quá giống một thiết kế khác (một áp phích quảng cáo cho triển lãm về huyền thoại thiết kế phông chữ quá cố người Đức Jan Tschichold). Ông Sano cũng từng phải đối mặt với những cáo buộc đã sử dụng một số yếu tố trong logo bảo tàng quốc gia Costa Rica cho thiết kế của một vườn thú ở thành phố Nagoya, Nhật Bản.

Nhưng ít nhất không ai có thể buộc tội nữ kiến trúc sư Hadid vì vay mượn ý tưởng thiết kế khác thường cho sân vận động Olympic, mà các kiến trúc sư Nhật Bản đã từng có rất nhiều so sánh giống một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp hay một con rùa khổng lồ "mắc cạn trên chuỗi đảo Nhật Bản”. Hadid từ đó đã trả đũa ban tổ chức Olympic xui xẻo của Nhật Bản. Bà cho biết lý do khiến chi phí đội lên quá cao chỉ đơn giản là do ban tổ chức đã có một yêu cầu ngược đời để các nhà thầu phải nộp dự toán sau, chứ không phải là trước khi hứa hẹn đảm bảo công việc. Chi phí xây dựng không chỉ tăng vọt ở Tokyo mà còn trên khắp Nhật Bản, vì vậy cuộc thi thiết kế có mục đích quan trọng là giảm chi phí xây dựng.

Đây đều là những tin xấu cho Thủ tướng Shinzo Abe, người đã hứa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngày hội thể thao này và giúp Tokyo giành quyền đăng quang hai năm trước, sau đó hòa cùng với niềm hân hoan chiến thắng của thành phố trước hai đối thủ là Istanbul và Madrid. Nhưng ít nhất vẫn còn một chính trị gia, ông Yoichi Masuzoe - Thị trưởng Tokyo - là đang có những bước chuẩn bị xuất sắc cho kỳ Olympic. Đối với những cáo buộc về việc đạo ý tưởng, ông tuyên bố rằng ông cảm thấy bị Sano phản bội ngay trước khi biết tin logo sẽ bị loại. Ông thậm chí còn từng chống đối chính phủ và từ chối chi tiền thuế của người dân Tokyo cho thiết kế đồ sộ vượt quá ngân sách của kiến trúc sư Hadid. Ông nói, lời lẽ trấn an của chính phủ khi đó giống như cách quân đội của hoàng gia Nhật Bản khẳng định họ đang giành chiến thắng trong Thế chiến II, dù thực tế mọi thứ đang trên bờ vực sụp đổ. Liệu ông có phải là người tiếp nhiệm?

Bích Nhàn
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc