Máy bay dân dụng mới của Nhật Bản: Máy in tiền hay máy đốt tiền?

Gov. Inslee toured the Mitsubishi Regional Jet (MRJ) Factory in Japan. Photo courtesy Jay Inslee.

Máy bay phản lực mới của hãng Mitsubishi có phải là một dự án thương mại khả thi?

Thuê một nhóm chơi trống truyền thống Taiko đánh tùng tùng trong nhà chứa máy bay cũng là một cách để tạo ra một chiếc máy bay dân dụng "gây tiếng vang" mới: tiếng ồn. Nhưng Hãng hàng không Mitsubishi Aircraft, công ty được cả thế giới chú ý từ lâu trước khi ra mắt máy bay Mitsubishi Regional Jet (MRJ) --máy bay dân dụng đầu tiên được sản xuất trong nước của Nhật Bản trong vòng 50 năm qua -- vào tuần trước. Với thiết kế hào nhoáng, ít nhất chiếc máy bay cũng khá ưa nhìn. Tuy nhiên, sự ra mắt này đã khiến nhiều nhà phân tích đau đầu tự hỏi liệu MRJ có thể kiếm ra tiền hay không.

Mitsubishi đã nhận được 230 đơn đặt hàng cho loại máy bay mới này. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng công ty có thể cần phải bán thêm 500 chiếc nữa mới có thể đạt tới điểm hòa vốn của dự án. Điều đó có lẽ khó khăn hơn so với nhận định ban đầu. Thị trường máy bay phản lực trong khu vực bị thống trị bởi hãng Embraer của Brazil và Bombardier của Canada, cả hai đều miễn cưỡng nhường thị phần cho đối thủ cạnh tranh mới của họ. Và còn các công ty của hai nước Nga và Trung Hoa cũng đang phát triển máy bay của riêng họ để phục vụ thị trường khu vực, có thể còn rẻ hơn mức giá 40 triệu đô-la Mỹ mà Mitsubishi kỳ vọng bán được MRJ.

Từ lâu hãng Mitsubishi đã sản xuất các phụ tùng cho hãng Boeing và lắp ráp máy bay quân sự của Mỹ theo hợp đồng. Nhưng một số nhà phân tích hoài nghi khả năng Mitsubishi Aircraft tự thiết kế và sản xuất toàn bộ một chiếc máy bay. Nhiều phân tích dựa trên thực tế là hãng này từng chế tạo chiếc máy bay chiến đấu Zero huyền thoại, nhưng đó là câu chuyện của hơn bảy thập kỷ trước. Sau Thế chiến II, Nhật Bản bị cấm tiến hành bất kỳ thứ gì liên quan đến hàng không và phải đến năm 1962 mới phát triển được dòng máy bay NAMC YS-11, dự án cuối cùng đã thất bại do cho chi phí tăng vọt.

Nỗ lực lần hai để chế tạo được một chiếc máy bay của Nhật Bản diễn ra ở thời điểm mà các tập đoàn làm ăn bết bát như Mitsubishi đang phải vật lộn tìm kiếm thị trường tăng trưởng mới. Mitsubishi đã tinh giảm những bộ phận làm ăn thua lỗ và tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận hơn như sản xuất tua bin cho các nhà máy điện. Hãng ước tính dự án máy bay sẽ bắt đầu có lợi nhuận từ đầu những năm 2020.

Điều đó là khả thi. Không giống với lần trước khi một nhóm hỗn độn các công ty – mỗi công ty có một tính toán riêng -- tham gia chế tạo máy bay, lần này chỉ có một công ty duy nhất chịu trách nhiệm về dự án MRJ. Và rất nhiều uy tín quốc gia đã được đặt vào nó. Chính phủ Nhật Bản đã đóng góp vài tỷ yên cho việc nghiên cứu và phát triển chiếc máy bay này, Toyota là đối tác và All Nippon Airlines là đơn vị đầu tiên đặt hàng. Rất nhiều công ty đều đã và đang đặt rất nhiều kỳ vọng cũng như cầu mong vào dự án. Vì thế, thất bại là điều khó có thể chấp nhận.

Phương Anh
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc