Từ triển vọng thành vô vọng: Công ty Toshiba gặp khó khăn và cố gắng bán đơn vị sản xuất bộ nhớ flash

Chính phủ Nhật Bản muốn ngăn cản những người mua tiềm năng ở Châu Á

Từng một thời là đế chế điện tử và điện hạt nhân và là niềm tự hào của tinh thần doanh nhân Nhật Bản, Toshiba đang có nguy cơ bị hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Lần thứ ba trong năm nay, công ty này lỡ hạn nộp báo cáo tài chính hằng năm, vào ngày 15/5. Theo các ước tính về lợi nhuận (các kiểm toán viên từ chối ký xác nhận báo cáo tài chính của công ty), một khoản lỗ gần 1.000 tỷ Yên (9 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng Ba đã được cảnh báo. Đó là khoản lỗ lớn nhất từng được ghi nhận đối với một nhà sản xuất Nhật Bản.

Tồi tệ hơn, tuần trước, Western Digital, một đối tác liên doanh Mỹ của Công ty này thuộc đơn vị sản xuất linh kiện bán dẫn, đã có hành động pháp lý để ngăn chặn kế hoạch từ bỏ việc sản xuất bộ nhớ flash của Toshiba. Vụ việc này có thể kéo dài, nhưng Toshiba cần đạt được thương vụ bán này. Điều này có thể giúp bù đắp cho việc bút toán hạ giá trị hàng tỷ đô-la do việc Westinghouse Electric, đơn vị điện hạt nhân tại Mỹ của Toshiba, phá sản.

Photo credit: The Economist
Hoạt động kinh doanh chip của tập đoàn này chiếm gần 1/5 doanh thu trong chín tháng, tính đến tháng 12 năm 2016; cùng nhau vận hành các nhà máy sản xuất ở Nhật Bản, Toshiba và SanDisk - một công ty con của Western Digital, là nhà sản xuất lớn thứ hai chỉ sau Samsung Electronics của Hàn Quốc, nhà sản xuất chip NAND lớn nhất thế giới (xem biểu đồ). Những con chip này có mặt trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh và máy chơi game cho đến các trung tâm dữ liệu. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, bức tranh tổng quan ngành như đang sôi xình xịch: doanh thu từ linh kiện bán dẫn trong năm nay sẽ đạt 386 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2016. Mặc dù Toshiba không cho biết giá bán mong muốn khi bán đi nhánh sản xuất bộ nhớ flash của mình, công ty này hy vọng sẽ thu được ít nhất là 2.000 tỷ Yên từ thương vụ bán này: một khoản bơm tiền mặt quan trọng, bởi vì Toshiba bị cấm không được huy động vốn từ thị trường chứng khoán vì những lỗi kế toán ngớ ngẩn trong năm 2015.

Giờ đây công ty này đang thúc đẩy vòng đấu thầu thứ hai (vòng đầu kết thúc vào tháng Ba). Tuần này, ông chủ của Toshiba cho hay, cáo buộc của Western Digital rằng Toshiba đã vi phạm thỏa thuận là "không có căn cứ". Đã có mười nhà thầu được cho là tham gia vào cuộc ganh đua để mua lại đơn vị sản xuất chip NAND, bao gồm các nhà sản xuất chip, các công ty công nghệ cao và các công ty cổ phần tư nhân. Foxconn của Đài Loan, một nhà lắp ráp điện thoại thông minh, được cho là đã đưa ra lời đề nghị 27 tỷ USD. SK Hynix của Hàn Quốc và Broadcom của Mỹ, cả hai đều là nhà sản xuất chip, cũng đang trong cuộc chạy đua này.

Các nhà thầu châu Á có thể phải đối mặt với việc chủ nghĩa quốc gia về kinh tế đang bùng lên ở Nhật. Việc để mất công nghệ chip NAND do Toshiba phát minh vào những năm 1980, sẽ là một gáo nước lạnh, và chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe được cho là không hề muốn nhìn thấy một viên ngọc quý nữa trong lĩnh vực kinh tế bị trao cho một đối thủ châu Á. Năm ngoái, tập đoàn Innovation Network of Japan (INCJ), một quỹ do chính phủ Nhật hậu thuẫn, đã cố gắng nhưng thất bại trong việc mua lại Sharp, một hãng điện tử khổng lồ: Foxconn đã mua nó.

INCJ dự kiến sẽ tham gia vòng đấu thầu thứ hai với sự cộng tác của KKR, một công ty cổ phần tư nhân của Mỹ. Chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ xem xét các lời đề nghị mua của các công ty nước ngoài với lý do an ninh quốc gia. Một số báo cáo cho thấy Chính phủ Nhật đã đảm bảo cho INCJ một khoản vay ngân hàng lên đến 900 tỷ Yên mà công ty này cần. Tuy vậy, ông Nicholas Benes, Viện Đào tạo Giám đốc Nhật Bản, cho biết Chính phủ Nhật cũng không muốn phải dùng đến sức mạnh vì kế hoạch cải cách của Ngài Thủ tướng bao gồm việc Nhật Bản cần cởi mở đối với hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài.

Áp lực phải đạt được một thỏa thuận với Western Digital và có được thương vụ bán đơn vị sản xuất bộ nhớ flash sẽ tăng dần. Ông Daiju Aoki, công ty tài chính UBS, cho biết các nhà đầu tư đang lo lắng về việc những mập mờ tài chính trong Toshiba sẽ bị phanh phui. Toshiba đã nằm trong danh sách theo dõi của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo trong 20 tháng: đó là một bước rất gần với việc hủy bỏ niêm yết, và điều này sẽ xảy ra tự động nếu như Toshiba kết thúc năm tài chính, vào tháng 3 năm 2018, mà vốn cổ phần của công ty vẫn là số âm trong tài khoản. Đó sẽ là một ngày đáng nhớ.

Tuấn Minh
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc