Tương lai ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam

shared from Giang Le,
-----
Đầu tuần này chiếc Camry cuối cùng được sản xuất trên đất Úc. Sự kiện này đã được Toyota báo trước 3 năm, hồi đó tôi có viết một post ngắn trên G+ khá bi quan về ngành công nghiệp ô tô của VN.
===========
20/02/2014
Tuần trước Toyota, nhà sản xuất xe hơi cuối cùng ở Úc, tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy của mình vào năm 2017. Đây là dấu chấm hết cho ngành công nghiệp này ở xứ Kangaroo được khai sinh từ năm 1948 và gần đây chỉ sống được nhờ trợ giá của chính phủ. Trước đó khi các nhà sản xuất khác (Mitsubishi, Ford, Holden) đã tuyên bố đóng cửa, nhiều nhà kinh tế cho rằng việc Toyota ra đi chỉ còn là vấn đề thời gian.

Có 2 lý do chính dẫn đến cái chết của ngành công nghiệp xe hơi của Úc. Thứ nhất là thị trường nhỏ mà ngành này đòi hỏi phải có economies of scale. Theo bài báo dưới đây một nhà máy sản xuất xe hơi phải có công suất ít nhất 200,000 chiếc/năm mới có khả năng giảm giá thành đủ để cạnh tranh. Trong khi đó Toyota, mặc dù là nhà sản xuất lớn nhất Úc cũng chỉ có công suất 100,000 chiếc/năm. Không chỉ fixed cost cao, variable cost của các nhà máy sản xuất xe hơi của Úc cũng cao vì chi phí nhân công cao (thứ hai thế giới, chỉ sau Đức), giá phụ tùng cao vì các ngành công nghiệp phụ trợ quá nhỏ. Giá thành sản xuất một chiếc xe hơi ở Úc cao gấp 4 lần ở các nước châu Á, gấp đôi các nước châu Âu.

Thứ hai, sự bùng nổ của mining sector đã đẩy Úc vào Dutch disease, thuật ngữ chỉ việc manufacturing sector bị mất dần competitiveness vì nền kinh tế có quá nhiều income từ xuất khẩu khoáng sản/nguyên liệu thô. Giá nhân công cao là hậu quả trực tiếp của Dutch disease, vì mining sector tăng trưởng nóng nên họ trả lương rất cao, buộc các ngành khác phải tăng lương theo để giữ nhân công. Đồng đô Úc tăng vọt trong 10 năm qua cũng là hệ quả của commodity boom, vừa làm giá xe hơi nhập khẩu càng ngày càng rẻ so với xe nội địa, vừa ngăn cản Úc xuất khẩu xe ra nước ngoài, một cách để tránh bị hạn chế bởi thị trường nhỏ trong nước.

Mặc dù Úc bị cho là thị trường nhỏ, năm vừa rồi đã tiêu thụ 1.14 triệu chiếc xe, trong khi VN chỉ khoảng 1/10 con số đó. Kinh tế VN không phụ thuộc quá nhiều vào mining nhưng dòng vốn ngoại đổ vào (FDI/FPI) cũng làm VND không bị mất giá đủ nhanh (so với lạm phát) nên nền kinh tế cũng mất dần tính cạnh tranh. Tương lai ngành công nghiệp xe hơi VN có lẽ cũng không sáng sủa gì hơn của Úc.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc