Hai chứng trẻ thường mắc do cha mẹ và thầy thuốc thiếu hiểu biết

Những nguyên tắc cơ bản của 2 chứng mà trẻ hiện đại ngày nay thường mắc nhất, nguyên nhân là do cha mẹ học nhiều, nhưng hiểu biết chả bao nhiêu. Ngoài ra do thầy thuốc và nhà tâm lý học cũng chỉ có lý thuyết suông mà chưa một ngày nuôi dạy trẻ đúng như nông dân nuôi dạy trẻ.

TRẺ BIẾNG ĂN

Trẻ ngày nay biếng ăn hơn 90% là nguyên nhân biếng ăn do tâm lý vì những lý do sau đây:

1. Cha mẹ bắt trẻ ăn những gì mà cha mẹ muốn theo lý thuyết của các nhà dinh dưỡng lâm sàng. Trong khi đó, cha mẹ quên một nguyên tắc cơ bản là, mình ăn cái gì thì nên cho trẻ ăn cái đó. Vì ăn riết một món làm sao không ngán được. Thử bắt một phụ huynh ăn thử sáng cháo lươn, chiều cháo cá, mai cháo thịt, mốt cháo đậu xanh chỉ trong 1 tuần xem có khác gì trẻ bị nhục hình trong tù không, thì làm sao trẻ không chán ăn?

2. Ngày xưa ông bà ta nuôi dạy con cái tuy thô sơ, nhưng rất khoa học. Trẻ chỉ có 4 cái làm cho nó khóc: đói, buồn ngủ, bệnh và cần giải quyết những gì tồn đọng sau khi ăn. Ông bà ta biết làm cho trẻ hết đói đúng lúc, nên nuôi trẻ như nuôi gà, 5 năm để 5 đứa vẫn nuôi tốt và khỏe mạnh như Phù Đổng. Sau 6 tháng thì sữa mẹ hết kháng thể, ông bà chuyển cho ăn bột và miệng nhai cơm búng. Trong nước bọt cha mẹ luôn có kháng thể và men tiêu hóa, nên giúp trẻ khỏe mạnh. Cha mẹ ăn gì thì trẻ ăn nấy, món ăn thay đổi liên tục. Trẻ thích thú khi ăn, lấy gì trẻ chán ăn nhỉ?

3. Hậu quả của biếng ăn tâm lý sẽ đẩy trẻ đến suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh đường hô hấp và còi cọc. Ngoài ra, việc cho ăn thêm những bữa ăn ngoài 3 bữa ăn chính cũng là điều tai hại làm trẻ quá no để có thể nuốt 3 bữa cơm chính cũng là điều làm trẻ chán ăn.

TRẺ BỊ TỰ KỶ VÀ CUỒNG KÍCH ĐỘNG

Trẻ ngày nay tự kỷ vì cũng do cha mẹ bắt trẻ phải làm cái này, học cái kia và chơi cái nọ theo ý cha mẹ, mà không cho trẻ làm, học và chơi theo ý thích trẻ. Tật này là một loại tật GIA TRƯỞNG, hay nói đúng hơn là định hướng tư duy trẻ theo kiểu đề cương văn hóa do cụ Trường Chinh viết ra năm 1943. Cuối cùng trẻ không biết nói cùng ai những yêu cầu đòi hỏi của mình. Vì trẻ không có được sức mạnh quyền lực để thể hiện quyền làm người của mình với cha mẹ. Hơn nữa, trẻ đang tuổi học ăn, học nói, học gói, học mở, chưa đủ lời, đủ chữ để lý luận và minh chứng cho cha mẹ hiểu là trẻ đang ở trong một nhà tù tư tưởng mà nhà tù đó do chính cha mẹ mình tạo ra cho mình. Thật bi kịch cho những trẻ có cha mẹ như thế.

Hậu quả cuối cùng là, đối với những trẻ sống nội tâm, trẻ sẽ co vào vỏ sò cô đơn của mình để đối phó với những nhu cầu sai lầm của cha mẹ. Rồi kết quả là trẻ mắc chứng tự kỷ. Cha mẹ hết thầy này, thuốc nọ, phương pháp kia nhưng không làm trẻ ra khỏi cái lâu đài đóng kín tâm tư của trẻ.

Một hậu quả thứ hai với trẻ có tâm lý hiếu động là, trẻ sẽ tự tìm phương pháp thoát khỏi những đòi hỏi phi lý của cha mẹ bằng những hành vi có tính nổi loạn. Một trong những hành vi đó là chứng cuồng phóng hỏa ở trẻ...

Để kết luận cho bài viết dưới dạng kiến thức tâm lý y khoa thường thức này đến cộng đồng, tôi  (BS Hồ Hải) chỉ muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh một nguyên tắc cơ bản nuôi, dạy con là mình đừng bắt ai ăn uống hay sống, học tập và chiến đấu theo ý mình như khẩu hiệu... bắt dân sống, chiến đấu, học tập theo gương của vĩ nhân. Vì người thường thì không theo được vĩ nhân. Và chắc chắn là trẻ mới ra đời không thể sống và làm theo những yêu cầu người lớn.

Đừng để hình ảnh cha mẹ trong mắt trẻ là nỗi ám ảnh khủng bố cả tâm tư và hành động. Mà hãy để trẻ thể hiện mình và đưa tay ra dìu dắt trẻ khi trẻ cần.

from bshohai.blogspot

Bố mẹ đã thực sự lắng nghe con mình?
Tags: parenting

9 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc