Bố mẹ đã thực sự lắng nghe con mình?

Một người bạn thân chia sẻ với tôi những lo lắng về cậu con trai - mà theo anh ấy là “hỗn xược”, “bất trị” và “vô ơn bạc nghĩa”.

- Stephen, tôi không biết phải làm gì nữa đây! Tình hình căng thẳng đến mức nếu tôi bước vào phòng định xem tivi cùng thằng con trai thì ngay lập tức, nó sẽ tắt ti-vi và bỏ ra ngoài. Tôi đã cố gắng hết sức để gần gũi nó nhưng không thể.

Vào thời gian đó, tôi đang giảng cho một vài lớp về những vấn đề liên quan đến 7 thói quen - mà tôi sẽ bàn đến trong cuốn sách “7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc” - nên tôi đã nêu lên đề nghị:

- Tại sao anh không tới lớp học của tôi bây giờ nhỉ, chúng tôi đang thảo luận về Thói quen thứ 5 - hãy lắng nghe và hiểu người khác trước khi muốn người khác hiểu mình. Tôi đoán rằng con trai anh đang cảm thấy anh không hiểu nó.

- Tôi hiểu con tôi mà. - Anh bạn tôi nói. - Thậm chí tôi còn biết trước nó sẽ gặp phải chuyện gì nếu nó không nghe lời tôi.

- Hãy coi như anh chưa hiểu gì về con mình cả. Hãy thử lắng nghe mà không đưa ra phán xét gì hết. Anh đến lớp nhé, để tìm hiểu sự lắng nghe với sự tôn trọng.

Và anh bạn tôi đã đến dự lớp học. Nhưng anh ấy chủ quan đến mức cho rằng chỉ cần sau một buổi học là quá đủ để thông hiểu mọi việc. Anh ấy tới gặp cậu con trai và bảo: “Lâu nay con cho rằng bố không hiểu con, bây giờ bố muốn nghe con. Nào, nói đi!”. Cậu con trai đáp lại: “Bố chưa bao giờ hiểu con cả, chưa bao giờ…”. Rồi cậu bỏ ra ngoài.

Ngày hôm sau, anh bạn đến gặp tôi, nói:

- Stephen à, biện pháp của anh không hiệu quả, tôi đã cố hết sức nhưng nó vẫn bất hợp tác! Tôi chỉ muốn nói thẳng vào mặt nó, “Ngốc ạ! Chả lẽ con không nhận ra những gì bố đã và đang cố gắng làm vì con sao?”. Tôi không biết liệu còn chút hy vọng nào nữa không?

Tôi đáp:

- Cậu bé chỉ đang muốn kiểm tra sự chân thành của anh mà thôi. Và nó đã tìm thấy điều gì? Nó thấy rằng anh không thực sự muốn hiểu mà chỉ muốn áp đặt.

- Chẳng qua là nó quá ngạo mạn. Nó thừa hiểu mọi hành động của nó đang làm mọi việc rối tung cả lên.

Tôi nói:

- Hãy nhìn lại bản thân mình xem. Anh đang tức giận nghĩ mình gặp thất bại. Anh chỉ làm ra vẻ cố gắng lắng nghe là có thể khiến con trai mình mở lòng ra được sao? Anh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của anh. Dần dần anh sẽ học được cách yêu thương vô điều kiện, yêu con theo đúng bản chất của nó, chứ không phải yêu vì nó cư xử theo cách mà anh muốn. Anh phải học cách lắng nghe, nếu cần, hãy xin lỗi cho những lời phán xét hay những sai lầm trước đây của anh.

Anh ấy đã hiểu ra: hành động vừa qua của anh, kỳ thực, chỉ làm ra vẻ là muốn hiểu con, chứ anh chưa học được cách lắng nghe thật chân thành và kiên nhẫn, bất kể kết quả như thế nào.

Vì thế anh ấy quay lại lớp học, thay đổi suy nghĩ và động lực của mình, bằng một thái độ mềm mỏng, tế nhị và cởi mở hơn.

Cuối cùng anh ấy nói:

- Tôi đã sẵn sàng. Tôi sẽ thử lại một lần nữa.

Tôi nhắc:

- Cậu bé sẽ kiểm tra sự chân thành của anh đấy.

- Có lẽ nó sẽ từ chối bất cứ đề nghị nào của tôi. Nhưng tôi vẫn sẽ trò chuyện cùng nó, vì tôi tin rằng thằng bé xứng đáng nhận được sự quan tâm.

Tối hôm đó, bạn tôi đã ngồi xuống bênh cạnh cậu con trai, tâm sự: “Bố biết con vẫn nghĩ là bố không hề hiểu con, nhưng bố mong con tin rằng bố đang và sẽ cố gắng không ngừng để hiểu được con”.

Một lần nữa, cậu bé lạnh nhạt đáp “Bố chưa bao giờ hiểu con cả”. Nó đứng dậy, bỏ đi. Nhưng ngay khi nó vừa bước đến cửa thì bạn tôi cất tiếng: “Trước khi con đi, bố muốn xin lỗi con vì đã làm con phải xấu hổ trước mặt bạn bè tôi hôm trước”.

Cậu bé quay lại, nói: “Bố không biết là con đã xấu hổ thế nào đâu”. Mắt cậu bé ngân ngấn nước.

Sau lần nói chuyện đó, anh ấy nói với tôi:

- Stephen, những lời hướng dẫn và động viên của anh thực sự đã tác động đến tôi vào khoảnh khắc tôi thấy con trai mình khóc. Tôi không ngờ điều đó lại quan trọng đối với nó đến như vậy, không ngờ nó đã bị tổn thương đến thế. Lần đầu tiên, tôi thực sự muốn lắng nghe.

Vậy là bạn tôi đã tạo được cầu nối với con. Cậu bé dần cởi mở hơn. Họ nói chuyện đến nửa đêm, khi vợ anh ấy bước vào nhắc nhở hai bố con rằng đã đến giờ đi ngủ thì cậu bé nói: “Con với bố muốn nói chuyện thêm một chút nữa, đúng không bố?”. Và họ tiếp tục trò chuyện cho tới tận sáng.

Hôm sau, khi gặp tôi trong sảnh của tòa nhà văn phòng nơi tôi làm việc, anh ấy vừa khóc vừa nói:

- Stephen, tôi đã tìm lại được con trai mình.

Hai chứng trẻ thường mắc do cha mẹ và thầy thuốc thiếu hiểu biết
Người xưa cảnh tỉnh
Tags: parenting

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc