Giải pháp chống khủng hoảng nợ tồi tệ nhất mà một nước có thể nghĩ ra


Buôn bán nô lệ là trọng tâm trong kế hoạch của nước Anh để giải quyết các vấn đề tài khóa. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Khi nước Mỹ lảo đảo (lurch) đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác để giải quyết vấn đề nợ dài hạn của mình, Quốc hội đã thảo luận một số ý tưởng tồi như giảm chi tiêu bừa bãi (indiscriminate) hay đúc đồng bạc platinum 1.000 tỉ USD. Nhiều nước còn áp dụng những cách tồi tệ hơn như phá giá đồng tiền hay tuyên bố vỡ nợ.

Nhưng không có nước nào có thể sánh với nước Anh về sự khéo léo hay đáng khinh (despicableness), khi giải quyết tai họa (woe) tài khóa của nước mình vào đầu những năm 1700. Khi phải đối diện với nợ quốc gia ngày càng phình to (ballooning), các nhà hoạch định chính sách nước Anh đã nghĩ ra kế hoạch hoán đổi cổ phiếu lấy nợ rất phức tạp kết hợp với thúc đẩy buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương (trans-Atlantic).

Nước Anh đã đi tiên phong trong hệ thống tài chính hiện đại trong những năm 1690, bằng việc thiết lập Ngân hàng Trung ương Anh (the Bank of England), hình thành đồng tiền tín dụng được lưu hành chung, thiết lập thị trường cổ phiếu và trái phiếu tinh vi (sophisticated), và áp dụng nợ công dài hạn được đảm bảo bởi tiền thu được từ thuế trong tương lai.

Hệ thống này đã đảm bảo cho nước Anh chiếm ưu thế (prevail) trong cuộc xung đột 20 năm với nước Pháp giàu tài nguyên và đông dân hơn. Nhưng vào năm 1710, nợ quốc gia của Anh đã vượt ngoài tầm kiểm soát và hệ thống tài chính mới đã căng đến quá giới hạn.

Tương tự như ngày này, khả năng của đảng cầm quyền còn giữ được quyền trị vì đất nước phụ thuộc vào khả năng lên kế hoạch tái cơ cấu mà sẽ làm hài lòng thị trường trái phiếu. Mấu chốt vấn đề là khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư vào khả năng món nợ sẽ được hoàn trả (adequately serviced and eventually paid off).

Buôn bán nô lệ
Nhận thấy các biện pháp xoa dịu (palliatives) là không đủ, Bộ trưởng Robert Harley của Đảng Bảo thủ (Tory) đã thành lập công ty South Sea vào mùa xuân năm 1711. Công ty mới này được trao quyền hình thành vốn cổ phần 10 triệu bảng, sẽ được bán cổ phiếu ra công chúng để đổi lấy các trái phiếu chính phủ được chiết khấu cao không đảm bảo (deeply discounted unsecured government bonds) đang lưu hành. Để làm cho việc hoán đổi nợ thành cổ phiếu, từ công sang tư này trở nên hấp dn đối với những người giữ trái phiếu, Harley cam kết tiền thu được từ thuế trong tương lai sẽ được dùng để trả món nợ mà công ty gánh chịu (absorb). Và quan trọng hơn, ông trao cho công ty quyền độc quyền của nước Anh về cung cấp nô lệ châu Phi cho các thuộc địa Mỹ của Tây Ban Nha - một hợp đồng đạt được như là chiến lợi phẩm (spoil of victory) trong cuộc chiến tranh với nước Pháp.

Harley hi vọng rằng ước mơ của các nhà đầu tư về lợi nhuận lớn thu được từ buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương sẽ thuyết phục (entice) họ chấp nhận đổi trái phiếu lấy cổ phiếu trong công ty South Sea.

Tín dụng, như thường bị lãng quên, thật ra chẳng là gì hơn ngoài lòng tin (belief, confidence) và sự tưởng tượng. Nếu có số lượng đủ lớn số người tin rằng một lượng giá trị nhất định sẽ được sinh ra trong tương lai hay ở một nơi xa xôi nào đó, giá trị đó có thể được dùng ngày hôm nay, cho tiêu thụ hay đầu tư hoặc tái cơ cấu nợ. Chính khả năng chuyển giá trị xuyên thời gian và không gian này đã mang lại cho tín dụng vẻ thần kì của nó. Tất nhiên, cũng chính khả năng này khiến tín dụng trở nên mong manh (precarious) và khó tránh khỏi bị thao túng (subject to manipulation), dù với ý định tốt hay không.

Các đảng viên đảng bảo thủ của Harley và đảng Uých (Whig, tiền thân đảng Tự do) phe đối lập rõ ràng đã nhận thấy để kế hoạch công ty South Sea thành công, cần có một nhận thức thuận lợi về buôn bán nô lệ. Để định hướng dư luận theo ý mình, mỗi bên thuê một loạt các tác giả để viết sách, báo chí tuyên truyền. Trong khi những người được đảng Uých thuê tìm cách làm suy yếu niềm tin vào kế hoạch này, những dư luận viên được Harley thuê, bao gồm tiểu thuyết gia Daniel Defoe (tác giả Robin Crusoe trên đảo hoang) và Jonathan Swift (tác giả Gulliver du kí), ca tụng (extol) hiệu quả (virtue) và những hứa hẹn của kế hoạch.

Những bài báo tuyên truyền
Defoe đã viết một cách hân hoan (jubilantly) “Đề xuất của Bộ trưởng Harley, về việc thánh toán đủ các khoản nợ công quốc gia, và thành lập buôn bán với công ty South Sea, đã làm tràn đầy trái tim của các công dân tốt với niềm vui sướng.” Swift phụ họa thêm rằng sáng kiến của Bộ trưởng Harley, nếu được quản lý tốt, sẽ trở thành "sự khôi phục và thành lập tín dụng vĩ đại nhất của vương quốc". Không có gì đáng ngạc nhiên, khi c hai không nói gì đến tín dụng của nước Anh giờ đây sẽ dựa trên sự chết chóc và những thống khổ của các tù binh (captive) châu Phi. Và những bài báo tuyên truyền của họ đã thành công trong việc khiến lợi nhuận tương lai của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương dường như trở nên vô hạn, đóng góp vào thành công của công ty South Sea trong việc khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính của quốc gia.

Vào năm 1715, các trái phiếu chính phủ một lần nữa lại được buôn bán ngang giá (at par) và Bộ Tài chính Anh (Exchequer) đã có thể vay nợ với lãi suất ưu đãi. Chế độ nô lệ, giờ có vẻ như không tương thích với tài chính, trên thực tế đã từng là trung tâm của sự sống còn của nó vào thời kì hình thành chủ nghĩa tư bản hiện đại.

(Carl Wennerlind là phó giáo sư lịch sử tại trường Barnard, Đại học Columbia. Gần đây, ông xuất bản cuốn "Những tổn thất của tín dụng: Cách mạng tài chính nước Anh, 1620-1720. "Casualties of Credit: The English Financial Revolution, 1620- 1720.")

Sơn Phạm
Bloomberg

Bài trước: Điều Facebook nên biết trước khi xây thị trấn công ty

Cha đẻ của tín dụng vi mô
Siêu cơ quan tài chính vi mô ở Thái Lan
Giải pháp chống khủng hoảng nợ tồi tệ nhất mà một nước có thể nghĩ ra
Chơi 'hụi' ở Ấn Độ
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc