Kế toán kép: Sáng kiến của một ông chủ gốm sứ ở thế kỷ 18


Vào giữa những năm 1700, Josiah Wedgwood đã xây dựng nhà máy sản xuất gốm công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Nguồn: Getty Images.

By Jane Gleeson-White / Sơn Phạm dịch

Tuần này, Hội đồng báo cáo tổng hợp quốc tế (International Integrated Reporting Council) đã giới thiệu dự thảo một khuôn khổ kế toán doanh nghiệp mới yêu cầu các công ty không chỉ báo cáo các thông tin đơn thuần về vốn tài chính mà còn phải thêm các nội dung về rủi ro môi trường, xã hội và quản trị.

Khuôn khổ này - được biết đến với tên gọi 'báo cáo tổng hợp' là sự đối phó với những kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các căng thẳng môi trường ngày càng gia tăng đòi hỏi chúng ta cần có một mô hình kế toán mới cho thế k 21. Những hạn chế của các thông lệ kế toán quốc gia hiện tại đã được thừa nhận vào năm 2012 khi Liên Hiệp quốc chấp thuận và áp dụng một tiêu chuẩn quốc tế mới đưa 'vốn tự nhiên' (natural capital) cùng vị thế ngang bằng với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như là một tiêu chuẩn đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.

Tuy nhiên, đây không phải là những thay đổi mô hình đầu tiên trong lịch sử kế toán. Vào cuối thế k 18, các thông lệ kế toán kép được phát triển bởi những người lái buôn Ý thời Trung Cổ đã được cập nhật cho k nguyên công nghiệp mới thời đó.

Những dấu hiệu đầu tiên về việc kế toán kép được áp dụng cho thời đại mới với các nhà máy, lương lao động và đầu tư vốn quy mô lớn đã xuất hiện ở miền Bắc nước Anh, trong các tác phẩm của người thợ gốm trứ danh Josiah Wedgwood.

Xưởng đồ gốm công nghiệp
Là một thiên tài khởi nghiệp và marketing, Wedgwood đã xây dựng nhà máy sản xuất gốm công nghiệp đầu tiên. Khách hàng của ông là những người thuộc tầng lớp kinh tế giàu lên với mong muốn vô độ đã được miêu tả bởi nhà kinh tế chính trị Nathaniel Forster vào năm 1767: 'Tham vọng không bao giờ ngừng trong suốt đời của mỗi người thuộc tầng lớp thấp kém là mong muốn nâng tầm họ lên ngang bằng với những người phía trên họ,' và đây là nguyên nhân khiến nhu cầu về hàng xa xỉ lan 'như bệnh dịch.'

Trong số những đồ xa xỉ được thèm thuồng nhất vào thời đó là các bình của Wedgwood. Mong muốn của giai cấp có tiền này ghê gớm (ravenous) đến mức mà Wedgwood gọi đó là 'Sự điên rồ bạo lực về bình hoa.' Ông viết cho đối tác Thomas Bentley của mình vào năm 1769 rằng các phòng trưng bày mới ở London của họ đông đến mức 'không có đường đi tới cửa cho các xe ngựa, hay lối vào phòng cho các quý ông/quý bà.'

Các sản phẩm của Wedgwood trở nên được ưa chuộng tới mức mà ông có thể tính giá thật đắt và lợi nhuận cứ thế cuồn cuộn chảy v. Nhưng trong thời kỳ suy thoái kinh tế năm 1772, nhu cầu đối với những chiếc bình này trở nên đình trệ (slacken). Đối mặt với các vần đề dòng tiền nghiêm trọng và hàng tồn kho lớn, Wedgwood quay sang các sổ sách kế toán của mình để tìm lời giải cho bài toán khó khăn này. Liệu ông nên cắt giảm sản lượng hay giảm giá?

Và vì vậy ông đã hoàn thành một 'sổ giá cả tay nghề,' bao gồm 'mọi chi phí của việc làm nên một chiếc bình' từ nguyên liệu thô cho tới chi phí của quầy bán lẻ ở London. Điều này đã giúp ông phát hiện sự khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí di động. Các chi phí sản xuất lớn nhất là mô hình và khuôn mẫu, tiền thuê nhà, nhiên liệu, kế toán sổ sách, và tiền lương. 'Coi những chi phí này dịch chuyển như một cỗ máy đồng hồ, và hầu như không đổi cho dù số lượng hàng hóa là nhiều hay ít,' ông nói với Bentley. 'bạn sẽ thấy kết quả to lớn trong hầu hết việc sản xuất một số lượng lớn nhất có thể trong một thời điểm nhất định.'

Wedgwood đã sử dụng những phát hiện trong phân tích chi phí của mình để đưa ra các quyết định quản lý. Ông xem xét lại chính sách mời chào tiền hoa hồng đặc biệt và việc bán hàng theo đơn đặt hàng; kéo dài việc sản xuất một số sản phẩm nhất định; thay đổi chính sách giá cao  trước đây; giảm khối lượng hàng tồn kho khi thị trường suy giảm; và theo dõi chặt chẽ chi phí bán hàng và marketing.

Rất nhiều doanh nghiệp thành công đã thất bại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1772 - nhưng công ty của Wedgwood đã trụ vững nhờ vào sáng kiến này của ông.

Phát hiện sai phạm
Sự thẩm định chi phí tỉ mỉ cũng đã giúp ông phát hiện ra điều không ngờ tới từ trước: đó là một lịch sử về tham ô, tống tiền và phung phí tiền bạc trong công ty của ông. Ông đã phát hiện thư ký trưởng của mình đã 'giở trò' (fiddle with) với sổ sách và thủ quỹ đã 'giờ trò' với công việc quản gia. Ông sa thải các thủ phạm này và áp dụng chế độ báo cáo kế toán theo tuần để theo dõi tình hình tài chính chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, cần phải có một sự thay đổi lớn về nhân sinh quan để có thể chuyển sang hệ thống kế toán kép vượt xa ngoài nguồn gốc trọng thương ban đầu trong nền kinh tế trao đổi (ở đó kế toán chỉ ghi nhận sự trao đổi hàng hóa, những gì còn nợ và được nợ, trả và thu hồi nợ) sang nguồn gốc sản xuất, nhấn mạnh v việc sản xuất hàng hóa (chuyển đổi nguyên vật liệu và lao động thành sản phẩm.)

Hai cuốn sách về nghiệp vụ kế toán cho nhà máy đã được xuất bản ngay sau những đột phá ban đầu của Wedgwood cho thấy những khó khăn về khái niệm đặt ra bởi nhu cầu hợp nhất những nhân tố mới - lao động và nguyên vật liệu trên mỗi đơn vị sản xuất - trong việc tính toán chi phí mỗi đơn vị sản phẩm như thế nào. Công việc sản xuất ở nhà máy đã đặt ra một thách thức khác: Làm thế nào để theo dõi việc lao động và nguyên vật liệu được chuyển thành sản phẩm mới, những sản phẩm này sau đó được bán lấy tiền để trả cho những người đã đóng góp trong việc sản xuất chúng?

Phải đến một thế kỉ sau quá trình kế toán cho sản xuất ở nhà máy mới được phát minh và các nhân viên kế toán mới có thể kết hợp thương mại và sản xuất vào một hệ thống sổ sách hợp nhất.

Những hệ thống kế toán mà chúng ta sử dụng ngày nay được thiết kế cho k nguyên công nghiệp, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng cho thấy không còn phù hợp với thời đại điện tử mới. Thách thức là việc hợp nhất những thông tin phi tài chính vào các tài khoản doanh nghiệp và kế toán những giá trị mới, như năng lực xã hội và môi trường. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi nhân sinh quan mang tính cách mạng. Nhưng cũng giống như những người phụ trách kế toán ở nhà máy như Wedgwood đã cho thấy, khủng hoảng có thể là cơ hội cho sự ra đời của một phát minh kế toán mới.

(Jane Gleeson-White là tác giả cuốn 'Kế toán kép: Những người lái buôn thành Venice đã tạo nên tài chính hiện đại như thế nào' - "Double Entry: How the Merchants of Venice Created Modern Finance."

Bloomberg


Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc