Chế độ làm việc trọn đời cũng không phải là tốt


đối với các công ty và cả nền kinh tế Nhật Bản;

...Shusaku Tani công tác tại nhà máy Sony ở Tagajo, Nhật Bản, nhưng ông không thật sự... 'làm việc'.

Hơn 2 năm qua, ngày nào đến nhà máy ông cũng vào một căn phòng nhỏ, ngồi xuống bàn và giết thời giờ đọc báo, lướt web hay nghiền ngẫm (pore over) những cuốn sách giáo khoa kỹ thuật từ thời phổ thông. Cuối mỗi ngày, ông nộp báo cáo về các hoạt động này của mình.

Công ty Sony, chủ lao động của Tani trong 32 năm qua đã giao (consign) ông vào phòng này bởi vì công ty không thể sa thải được ông. Sony đã xóa bỏ vị trí của ông tại Trung tâm công nghệ của Sony ở Sendai, mà trong thời kì kinh tế tốt, nơi này sản xuất băng từ cho video và cassette. Nhưng ông Tani, 51 tuổi, đã từ chối lời đề nghị nghỉ hưu sớm của công ty vào cuối năm 2010 - đặc quyền (prerogative) của ông theo luật Lao động Nhật Bản.

Vì vậy, giờ đây ông ngồi trong phòng gọi là 'phòng xua đuổi' (oidashibeya / chasing-out room). Ông ngồi đó cả ngày, cùng với 40 người khác (holdout*).

Sự bế tắc (standoff/deadlock) này giữa công nhân và quản lý tại nhà máy Sendai phản ánh trận chiến ngày càng gia tăng đối với tập quán tuyển dụng và sa thải ở Nhật Bản, nơi truyền thống làm việc suốt đời từ lâu đã là chuẩn mực và việc sa thải hàng loạt vẫn là điều cấm kị, ít nhất là trong các tập đoàn lớn ở Nhật Bản.

Công ty Sony muốn thay đổi điều này, và Thủ tướng Shinzo Abe cũng vậy. Khi nền kinh tế Nhật Bản hồi phục chậm chạp, việc giảm bớt các ràng buộc đối với công ty đã trở nên quan trọng đối với các kế hoạch kinh tế của ông Abe. Ông muốn nới lỏng các quy định cứng nhắc (loosen rigid rules) về chấm dứt lao động đối với nhân viên toàn thời gian (giúp tạo thêm cơ hội tuyển dụng những người trẻ hơn ...).

Các nhà kinh tế nói rằng tạo thêm sự năng động đối với thị trường lao động ở Nhật Bản sẽ giúp các công ty đang gặp khó khăn (struggling) tinh giản biên chế để cạnh tranh tốt hơn trong thị trường toàn cầu. Ít hạn chế hơn đối với việc sa thải (nhân viên) sẽ giúp công ty Sony từ bỏ những ngành kinh doanh truyền thống đang bị lỗ để tập trung nguồn lực vào những ngành đổi mới và nhiều hứa hẹn hơn.

... Sự kết hợp giữa việc làm trọn đời, lương dựa trên thâm niên và lòng trung thành mãnh liệt của công nhân đối với công ty đã được cho là đóng góp vào sự phát triển thần kì nền kinh tế hậu chiến của Nhật Bản, khi sự ổn định và tăng trưởng song hành. Nhưng khi nền kinh tế Nhật Bản vấp ngã (stumble) đầu những năm 1990, các công ty thấy rằng tập quán lao động cứng nhắc khiến việc tinh giảm nhân lực (downsizing) không thực tế. Thay vào đó, những công nhân không có ích được giao rất ít việc nếu không muốn nói là chỉ ngồi đó và nhìn ra ngoài cửa sổ, dẫn đến sự nổi lên của thuật ngữ 'madogiwa zoku' hay có nghĩa là 'bộ lạc người ngồi bên cửa sổ.'

Đọc tiếp ở đây, có người còn tranh thủ thời gian trong 'phòng xua đuổi' để học thêm bằng online về phục vụ người già, nhưng vẫn nhất quyết... không chịu nghỉ việc :D, trước đây kinh tế tốt công ty được gọi là Sony Maru (con tàu Sony), mọi người cùng lên tàu, số phận trói buộc với nhau, giờ... không còn như vậy nữa :)

Sơn Phạm
NYTimes



* đấu thủ nhà nghề (bóng đá, bóng chày...) không ký giao kèo khi đến hạn để đòi điều kiện cao hơn
Tags: japan

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc