Nông dân bất mãn đòi 'kỳ nghỉ'

Nông dân đình công để phản đối giá nông sản thấp. Nguồn: Scott Molloy Labor Archives

Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc mùa hè năm 1932, các địa phương vùng Trung Tây đã hứng chịu những đáp trả quân sự và đôi khi bạo lực đối với cuộc khủng hoảng nông nghiệp đang ngày càng trầm trọng.

Nông dân trồng lúa lên án các thị trường tương lai (future market) và những chính sách không hiệu quả của Tổng thống Herbert Hoover. Nông dân cung cấp sữa và chăn nuôi gia súc nổi dậy khi thị trường giao ngay (spot market) không được kiểm soát đã 'tàn phá' (savage) lợi nhuận trên vốn đầu tư của họ.

Nông dân nuôi lợn cần bán được 11 cent 1 cân (Anh) để thu hồi vốn sản xuất thịt lợn, nhưng giá thị trường trong tháng Sáu năm 1932 chỉ là 3 cent 1 cân. Các trang trại trồng ngô mất 92 cent để trồng và thu hoạch một giạ (bushel) nhưng chỉ bán được với giá 10 cent, và chủ trại sản xuất bơ sữa (dairymen) mất 62 cent cho một cân bơ nhưng chỉ bán được với giá 18 cent. Trong khi đó, các trại sản xuất bơ sữa ở Iowa cung cấp sữa cho những người đóng chai với giá 2 cent một galông (quart), mà những người tiêu thụ sữa sau đó phải mua với mức chênh lệch (markup) gấp bốn lần.

Tổ chức đóng vai trò trung tâm trong các cuộc nổi dậy của nông dân là Hiệp hội Ngày nghỉ Nông dân của Milo Reno (Farmers’ Holiday Association). Như John Shover đã viết trong 'Đình công của Hiệp hội Ngày nghỉ Nông dân', 'Nếu các ngân hàng có thể làm điều này, tại sao những người nông dân lại không kêu gọi một `kỳ nghỉ', khi ngô, thịt và sữa sẽ được cất giữ ở nhà' cho đến khi giá tăng trở lại?

Ở Iowa, Reno tuyên bố một cuộc đình công tự nguyện bắt đầu ngày 4 tháng Bảy, nhưng kế hoạch đã thất bại (fizzle) khi giá cả được cải thiện vào cuối tháng Sáu.

Một vấn đề lớn hơn đối với các nhà hoạt động là 'sự trì trệ của dân số nông nghiệp', theo tờ New York Times đưa tin. Nông dân sống rải rác, thường mang tính 'địa phương chủ nghĩa' và chỉ biết lợi ích bản thân. Tuy nhiên, khi giá giảm dần (tail off), lời kêu gọi 'giữ lại ngô, giữ lại heo, giữ lại tất cả mọi thứ' càng mãnh liệt.

Một số nông dân giữ lại sản phẩm của họ, nhưng những người khác vẫn đưa chúng ra thị trường. Ở Iowa, tình đoàn kết chỉ là những lời "đầu môi chót lưỡi". Reno kêu gọi sự kiên trì trầm tĩnh, nhưng những người đình công tức giận bắt đầu biểu tình, chặn đường giao thông, đưa ra lời đe dọa và xô đẩy (manhandle) những ai cố gắng xâm nhập 'kỳ nghỉ phong tỏa bán hàng,' tờ Times đưa tin.

Sau khi hơn 2.000 nông dân đứng chặn bảy đường cao tốc vào thị trấn, cảnh sát Sioux City cử (deputize) '100 thanh niên thất nghiệp để bảo vệ đường cao tốc khỏi bị bạo lực bùng phát,' tờ New York Times đưa tin. Trong vòng hai tuần, cuộc đình công thất bại khi giá tiếp tục giảm, nhưng thông điệp 'nông thôn kháng chiến' đã lan tới (percolate) Nebraska, Dakota, Illinois và Minnesota.

Thành công duy nhất của phong trào đến từ những trại sản xuất bơ sữa của Iowa, khi các chủ trại thà đổ hàng nghìn lít sữa vào mương chứ không chịu mức giá thấp đến mức tàn nhẫn như vậy. Họ chiếm ưu thế bởi vì, không như ngô, sữa rất dễ hỏng (perishable), và nguồn cung được bổ sung hàng ngày (chứ không phải theo mùa) và rất tốn kém để vận chuyển đường dài.

Các nhà phân phối đã không thể thay thế mạng lưới nông dân khu vực của họ, những người đã hành động cùng nhau thông qua Hiệp hội Các nhà sản xuất sữa Sioux City. Họ đã giành được mức tăng gần gấp đôi với giá giao sữa lên tới 3,6 cent một galông, lợi nhuận tăng 1 cent đối với người tiêu dùng.

Kỳ nghỉ đã dẫn đến 'một phong trào hành động trực tiếp với cường độ chưa từng có trong lịch sử các cuộc biểu tình của nông dân", nhưng những lời kêu gọi chỉ thúc đẩy được một phần nhỏ dân cư nông thôn ở Mỹ, Shover viết. Tuy nhiên, một trong những lập luận lặp đi lặp lại của Reno gây được tiếng vang (resonate) trong các năm sau đó: 'Khôi phục sức mua của nông dân và các ngài đã thiết lập lại chuỗi thịnh vượng vô tận.'

Tái cơ cấu nông nghiệp sớm trở thành một ưu tiên lớn đối với các ứng cử viên tổng thống khi chiến dịch chạy đua năm 1932 bắt đầu.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc