Nỗi thất vọng thất nghiệp mùa hè

Mọi người van xin một chỗ làm việc. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc trước khi đổ vỡ thị trường chứng khoán vào tháng Mười năm 1929, chỉ khoảng 3% công nhân Mỹ bị thất nghiệp - 1,5 triệu trong số lực lượng lao động 50 triệu người.

Vào năm 1932, tổng cộng tới 12 triệu người - 24% lực lượng lao động - không có việc làm.

Rất ít dấu hiệu tuyển dụng mới trong mùa hè thứ ba cuộc Đại Khủng hoảng, kể cả khi giá nông sản và cổ phiếu công ty hồi phục. Thậm chí 'sinh viên đại học và học sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng không thể có một chỗ làm', luật sư Benjamin Roth bang Ohio viết trong cuốn 'Nhật ký Đại khủng hoảng'

Những người thất nghiệp sẽ phải làm gì, và cộng đồng và chính quyền sẽ hỗ trợ họ như thế nào?

Những người Mỹ thất nghiệp đã thử hai chiến lược lớn: chuyển chỗ và trang bị lại. Từng người một đến ngành đường sắt và đường bộ để tìm kiếm cơ hội mới. Một số người miền Nam bị sa thải di cư về phía đồng bằng gần New Orleans, đóng nhiều nhà thuyền đơn giản với nhau thành những ngôi nhà nổi.

'Những người này nói rằng họ có thể canh tác một khoảnh đất gần đó, tự làm lấy gần như tất cả thực phẩm cho mình, và sống một cách độc lập mà không cần tiền, vì những thuyền này không bị đánh thuế', tờ New York Times đưa tin.

Ở phía Tây, người dân đổ xô đi tìm vàng, với hơn 10.000 người thất nghiệp mang đồ nghề 'để thử vận may tại các bãi vàng.' Tại Washington, Phòng Thương mại Spokane, phối hợp với các trường đại học trong vùng, tổ chức một khóa học ba ngày, được rất nhiều người đăng ký học và tham gia, những người hi vọng có được thu nhập trung bình một đôla mỗi ngày từ việc thăm dò vàng nghiệp dư, tờ New York Times đưa tin.

Những người khác tham gia 'khóa học hè dành cho người thất nghiệp.' Tại New York, những khóa học này giảng dạy cấp tốc cho phụ nữ về trang điểm và y tá, và đàn ông tham gia các lớp học về điện và cơ khí tự động.

Các chương trình đưa người dân thành thị 'về với nông thôn' cũng rất nhiều. Thống đốc bang New York Franklin D. Roosevelt ủng hộ một kế hoạch nhà nước cung cấp đồ, công cụ, hạt giống và các nhu yếu phẩm hộ gia đình. Trong tháng Sáu năm 1932, khoảng 250 gia đình đã được hỗ trợ bởi kế hoạch này, tờ Chicago Defender đưa tin.

Nhưng ngay sau đó, thực tế (khó khăn) lại quay về. Bộ trưởng Nông nghiệp Arthur Hyde lưu ý rằng rất ít việc làm tại các trang trại có lợi nhuận, và làm việc ở đó cũng 'không mang lại nhiều hy vọng, ngoại trừ những người mới đến từ các trang trại,' tờ Wall Street Journal đưa tin.

Trên mặt trận khác, các nhà kinh tế và công đoàn lên tiếng về tuần làm việc năm ngày để chia sẻ bớt các việc làm đang có, nhưng thật ra rất nhiều người đang làm bán thời gian.

Cộng đồng cũng cố gắng trợ giúp. Các hội phúc lợi Georgia tài trợ các dự án đóng hộp, và chính quyền đưa tù nhân tới làm việc ở nhà máy đồ hộp cộng đồng hạt Jenkins, mà sản phẩm làm ra được dùng để cho tù nhân và những người thất nghiệp.

Ở Atlanta và các thành phố khác, các quan chức hạt, Hội Chữ thập đỏ và những người khác tài trợ các vườn công cộng, nơi những người thất nghiệp có thể làm việc hai ngày một tuần để nuôi gia súc lấy thịt đóng hộp và đảm bảo khẩu phần ăn một tuần cho gia đình. Memphis đầu tư 10.000 USD mua các thiết bị đóng hộp, và người dân quyên góp hạt giống đủ để gieo 2.500 chỗ trống trong thành phố.

Ở những nơi khác, Long Islanders tổ chức các giải đánh bài brit và tặng số tiền thu được cho những người thất nghiệp. Với hiệu ứng lớn hơn, các nhà lãnh đạo kinh doanh thành phố Chicago cam kết hơn 4 triệu USD để duy trì hoạt động cứu trợ thất nghiệp trong mùa hè.

Tuy nhiên, số tiền lớn như vậy vẫn chỉ là nước chảy nhỏ giọt so với cuộc khủng hoảng sắp tới. Thậm chí chương trình đường cao tốc liên bang mới trị giá 120 triệu USD tạo ra 250.000 việc làm chỉ có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp 0,5 điểm phần trăm, tờ New York Times đưa tin. Đây thực sự là thời kỳ khó khăn.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc