Khi Brazil vứt bỏ cà phê để cứu nền kinh tế

Cuộc khởi nghĩa lập hiến ở Brazil, 1932. Nguồn: tạp chí Deep Brazil.

Tháng 10 năm ngoái, giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về cuộc Đại khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Brazil, ngày càng gay gắt trong những năm 1920, dẫn đến kết quả là một cuộc đảo chính (coup) quân sự và việc vươn lên nắm quyền lực của Getulio Vargas vào năm 1930. Nội chiến bùng nổ vào năm 1932 khi những người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến ở Sao Paulo phản đối chính phủ lâm thời (provisional) của Vargas.

Mặc dù cuối cùng không thành công, cuộc khởi nghĩa chống lại Vargas đã đánh dấu thời khắc chuyển giao ở Brazil, và tạo cơ hội cho việc biết trước nghiệt ngã (grim) về các cú sốc kinh tế có thể làm rung chuyển kết cấu chính trị trên thế giới như thế nào trong những năm sắp tới. Sao Paulo và Santos gần đó, một cảng lớn, là những thành phố công nghiệp hóa nhanh nhất của Brazil, trong khi vùng nông thôn rộng lớn của nước này tập trung (anchor) vào sản xuất cà phê. Giới tinh hoa đồn điền cà phê các vùng từ lâu đã thống trị chính trị quốc gia, điều này không hề ngạc nhiên khi xét đến tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê của nước này.

Các khoản trợ cấp của nhà nước đã hỗ trợ giá xuất khẩu cà phê trong những năm 1920, nhưng cũng dẫn đến sản xuất quá thừa mứa.

Sau năm 1929, giá cả, nhu cầu và tín dụng cho buôn bán quốc tế đã giảm mạnh (crater). Giá bán buôn cà phê ở Brazil giảm đều từ năm 1929 tới năm 1931, nhưng nhu cầu vẫn không hồi phục trở lại (rebound). Thay vào đó, hàng núi cà phê không ai mua đã chất thành đống.

Vào giữa năm 1932, Hội đồng Bình ổn Cà phê của chính phủ mới đã chi 63 triệu USD để mua hơn 14 triệu bao cà phê - và dự định phá hủy tất cả số cà phê này - tờ New York Times viết.

Thời điểm đó, Brazil nợ các trái chủ Mỹ khoảng 450 triệu USD. Những chủ nợ này cho rằng chương trình của Hội đồng này chẳng qua là một âm mưu (racket) nhằm làm nâng giá cà phê ở Mỹ. Họ gợi ý tiền của Hội đồng nên được sử dụng để trả nợ, và để thị trường định giá cà phê quốc tế. Nhưng Brazil đã phớt lờ những gợi ý này.

Vào tháng Sáu năm 1932, một nửa số cà phê dư thừa đã bị phá hủy, với hàng nghìn bao bị vứt xuống biển. Các báo cáo sau đó mô tả hạt cà phê được nén thành các 'viên gạch' để vứt vào lò hơi (firebox*) xe lửa (locomotive). Giá cà phê đã tăng lên trong một vài tháng, nhưng cách làm này đã cho thấy là cực kì tốn kém.

Chương trình của Tổng thống Vargas nhằm tìm cách chia rẽ giới tinh hoa trồng cà phê ở Sao Paulo khỏi các đối tác đóng tàu đô thị và công nghiệp của họ để ông có thể duy trì quyền lực chính trị ở căn cứ của mình ở Rio de Janeiro. Thay vào đó, những người trồng cà phê bắt đầu thành lập các liên đoàn nông thôn, xây dựng liên minh theo vùng với khối quyền lực ở thành phố và khôi phục lại đảng chính trị Paulista mà cuộc đảo chính năm 1930 đã thay thế.

Các lãnh đạo Paulista ngay sau đó đã thách thức Vargas, yêu cầu quay trở lại nguyên tắc lập hiến và khôi phục sự tự trị hoàn toàn của bang Sao Paulo. Chính phủ liên bang Brazil đã khước từ những đề nghị này, và cuộc chiến Paulista đã nổ ra vào tháng Bảy năm 1932.

Các báo cáo ban đầu cho rằng lực lượng Sao Paulo bị sụp đổ rõ ràng là quá sớm. Các trận đánh nổ ra dọc theo mặt trận dài 362 cây số, khi các đoàn quân liên bang tìm cách khuất phục (subdue) lực lượng theo chủ nghĩa lập hiến dựa trên lực lương dân quân của bang. Tuy nhiên, điều đáng ngại (ominously) cho quân khởi nghĩa, là không bang nào của Brazil tham gia cùng với họ.

Khi cuộc chiến kéo dài đến tháng Chín, lực lượng Paulista mất thế trận tại cuộc chiến biên giới, nhưng quân đội liên bang không thể tiến vào Sao Paulo.

Mặc dù thế bế tắc đã được nhiều người dự đoán trước, Hải quân của Tổng thống Vargas bắt đầu phong tỏa (blockade) tàu bè bằng cách tấn công (mine?) các cảng của Santos, ngăn chặn xuất khẩu cà phê và nhập khẩu lương thực. Trong vài tuần, cuộc khởi nghĩa thất bại, giá cà phê cũng giảm, sau khi đã tăng 50% trong cuộc khủng hoảng này.

Cuộc chiến đã kết thúc, nhưng không một vấn đề nào được giải quyết.

Sơn Phạm
Bloomberg


Dạy yoga cho tù nhân ở Brazil

* the furnace chamber of a boiler in a steam locomotive.
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc