Quân đội tuần hành biểu tình ở Washington

Các cựu chiến binh ở St. Louis đã tuần hành biểu tình đến Washington để đòi tiền thưởng. Nguồn: Illinois Periodicals

Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc những anh hùng năm 1917 đã trở thành những kẻ lang thang năm 1932. Ngày 3 tháng Sáu năm 1932, tác giả Benjamin Roth ở Youngstown, Ohio, viết: 'Hàng nghìn cựu chiến binh Thế chiến I đang tuần hành biểu tình về Washington để đòi Quốc hội phải trả tiền thưởng.'

Cuộc diễu hành đã làm lộ rõ nhiều vết nứt kinh tế xã hội đang gây chấn động nước Mỹ thời đó, và việc dàn xếp tai hại của cuộc biểu tình này sẽ trở thành thời khắc quan trọng trong chính trị nước Mỹ.

Sau khi Quân đoàn lính Mỹ vận động hành lang, Quốc hội đã thông qua đạo Luật Bồi Thường Thế chiến sửa đổi vào năm 1924, xóa bỏ quyền phủ quyết của Tổng thống Calvin Coolidge.

Luật này cho phép chi trả 1 USD cho mỗi ngày trong quân ngũ ở trong nước và 1,25 USD mỗi ngày trên chiến trường hải ngoại từ tháng Tư năm 1917 đến tháng Bảy năm 1919. Các chứng chỉ tiền gửi có lãi suất 4%/năm với tổng mệnh giá là 3,5 tỷ USD đã được cấp cho 3,3 triệu cựu chiến binh. Những chứng chỉ này sẽ mang lại lợi suất 1.000 USD một người vào năm 1945.

Theo cuốn sách 'The Bonus Army', đây chính là 'chính sách bảo hiểm nhân thọ 21 năm được trả vào lúc chết hoặc vào năm 1945, tùy điều kiện nào đến trước.' Đối với nhiều cựu chiến binh, nhận tiền thưởng vào năm 1945 là điều quá xa vời.

Gần như khánh kiệt, họ bắt đầu đi bộ, lái xe hoặc bắt tàu hỏa tới Washington để kiến ​​nghị Quốc hội cho nhận tiền vào thời điểm sớm hơn. Ông Walter Waters, cựu trung sĩ pháo binh từ Portland Oregon đã tổ chức các cựu chiến binh thành 'Quân Viễn chinh tiền thưởng' và dẫn đầu cuộc diễu hành. Hàng trăm người kiên quyết, họ bắt đầu đi về hướng đông đầu tháng Năm trong các toa tàu chở hàng/súc vật mà các viên chức đường sắt miễn cưỡng thêm vào tàu vận chuyển đường dài.

Tháng Tư năm 1932, tổ chức Cựu chiến binh viễn dương đã thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành bằng việc trình kiến ​​nghị với 2,2 triệu chữ ký lên Quốc hội.

Trong khi đó, dự luật của dân biểu Wright Patman bang Texas cho phép trả tiền thưởng sớm hơn đang bị đình trệ tại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ, cửa ải mà bất kì dự luật nào cũng phải vượt qua. Cựu Phó Tổng thống Charles Dawes đã làm chứng chống lại dự luật. Ông cho rằng việc phát hành 2,4 tỷ USD "tiền giấy", tiền mặt được in mà không đi kèm với thu thuế bổ sung, 'sẽ làm xói mòn lòng tin của đất nước và đảo lộn sự lành mạnh của bản thân Chính phủ Mỹ.'

Ông nói dự luật sẽ như "một lời mời bắt đầu con đường hoan lạc mà nước Đức đã theo cho tới khi đồng mark sụp đổ vào năm 1923.

Tổng thống Herbert Hoover hứa sẽ phủ quyết nếu dự luật được trình trên bàn của ông, nhưng những người biểu tình hy vọng sẽ thuyết phục được cả Quốc hội và Tổng thống thay đổi ý định.

Lực lượng biểu tình ngày càng đông. Ngày 28 tháng Năm, tờ Wall Street Journal đưa tin, 'quân đội đòi tiền thưởng đang mọc lên trên khắp đất nước.' Hơn 5-6 lữ đoàn đang đổ về các tuyến đường sắt và đường cao tốc với mục đích kêu gọi Quốc hội chi trả tiền thưởng cho các chiến sĩ.'

Tờ New York Times phụ họa: 'Kỷ luật thép đã được thi hành và chưa hề có dấu hiệu rối loạn. Những ai vi phạm quy tắc cuộc diễu hành, một trong số đó là nghiêm cấm uống rượu, sẽ nhanh chóng bị loại ra.'

Ngày 29 tháng Năm, Waters nói với tờ Washington Post rằng ông dự kiến hơn ​​20.000 người sẽ có mặt trong hai tuần tới. Khi các đạo quân tiến vào thủ đô, một người từ Portland tuyên bố: 'Chúng tôi sẽ ở đây cho đến khi nào tiền thưởng được chi trả, dù đó là năm sau hay năm 1945.'

Phản ứng từ Washington sẽ góp phần làm thay đổi sâu sắc cuộc Đại Khủng hoảng.

Thanh Hằng
Bloomberg


Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc