Hội chợ Thế giới ở Chicago chào mừng ‘Một thế kỷ phát triển’

Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1933 chào mừng ‘Một thế kỷ phát triển’. Nguồn: Getty Images.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc trong tháng Năm năm 1933 , Chicago đã tổ chức Hội chợ Thế giới, mang lại cho đất nước hiện bị sa lầy trong cuộc Đại Khủng hoảng những sự vui chơi rất cần thiết.

Kế hoạch cho việc tổ chức hội chợ đã được bắt đầu từ năm 1928, nhưng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán một năm sau đó đã thuyết phục nhiều người rằng (việc tổ chức) Triển lãm ‘Một thế kỷ phát triển’ sẽ thất bại. Vào năm 1933, các cải cách của Chính sách Kinh tế mới đã có hiệu lực và các điều kiện đã bắt đầu được cải thiện .

Các đại diện nước ngoài đổ xô đến Chicago, trừ một số ngoại lệ đáng chú ý. Nước Pháp từ chối tham gia và thay vào đó lên kế hoạch tổ chức một hội chợ công nghiệp ở Paris để thu hút khách du lịch. Người Đức không được mời. Các cuộc tấn công của Đức Quốc xã vào người Do Thái ở châu Âu đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Mỹ. Khi Đức quốc xã cử một trưng bày nghệ thuật nhà thờ Đức đến hội chợ, đoàn đã bị chặn lại bởi những người biểu tình ở New York.

Tổng thống Franklin Roosevelt đã cam kết sẽ khai mạc các buổi lễ vào ngày 27 tháng Năm, nhưng vào ngày 17 tháng Năm ông lại từ chối, giải thích rằng ông đã hủy bỏ tất cả các cam kết cho đến sau khi Quốc hội hoãn họp. Phó Tổng thống John Nance Garner cũng không thể rời Washington, do đó James Farley, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đã đọc bài phát biểu của Tổng thống vào ngày khai mạc.

Roosevelt viết rằng ông hy vọng Hội chợ sẽ mở ra ‘một thế kỷ tiến bộ hơn - không chỉ mang ý nghĩa vật chất; không chỉ của riêng nước Mỹ, mà là một thế giới với trình độ nâng cao sẽ mang lại hạnh phúc lớn hơn cho nhân loại, và giải phóng tất cả các dân tộc khỏi các quy trình và những chính sách lỗi thời (outworn) đã gây ra cuộc khủng hoảng thương mại và công nghiệp này, hiện đang hoành hành (plague) tất cả các nước trên địa cầu.’

Hội chợ chào mừng các đổi mới sáng tạo trong thương mại và khoa học. Hầu hết các gian hàng (pavilion) và triển lãm đều trưng bày hay bán những sản phẩm mới. Khu Du lịch và Giao thông vận tải được dựng thành khu lớn nhất từ trước tới nay bên dưới một mái nhà, và các công ty ôtô dựng lên một loạt các phòng triển lãm đặc biệt.

Công ty General Motors mang đến Hội chợ chương trình triển lãm lớn nhất. Kỷ niệm 25 năm thành lập, công ty đã dựng nên tòa lớn nhất hội chợ, trưng bày triển lãm trị giá 1,2 triệu đô la. Bên trong là một nhà máy lắp ráp, nơi khách tham quan có thể xem quá trình sản xuất và các xe lái thử trong một phòng chờ đặc biệt (concourse). Công ty Ford, không tham gia (no-show), đã rất bị mất sự chú ý (upstage).

Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ lần cuối cùng Chicago tổ chức hội chợ vào năm 1893. Lúc đó, ‘Triển lãm Colombia’ đã làm lóa mắt (dazzle) người Mỹ với những màn hình điện sáng chói (blazing) trong một cuộc suy giảm kinh tế trước đó. Vào năm 1933, một quá trình chuyển đổi công nghệ lớn đã diễn ra. Như tờ New York Times đã viết:

‘Máy bay đã ‘nén’ kích thước thời gian của một lục địa bằng với kích thước của một nhà nước Hy Lạp cổ đại, xe ô tô trong một giờ có thể đi được một khoảng cách gấp 3 lần so với các toa xe Conestoga thực hiện trong một ngày dài mệt nhọc, và máy móc đã tạo ra các máy khác mà hầu như không cần đến ‘bàn tay hộ lý’ (midwife) của con người.’

Khoảng 400.000 người dân đổ xô đến Hội chợ năm 1933 trong năm ngày đầu tiên, nhiều hơn gấp đôi số người tham dự tuần lễ mở màn vào năm 1893. Có lẽ, vâng, chỉ có lẽ là, mọi việc đang trở nên tốt hơn.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc