Động cơ châm ngòi cho cuộc chiến tại Crimea cách đây gần 2 thế kỉ

Charge of the light cavalry brigade, William Simpson.

Ngày 16 tháng Ba, người dân bán đảo Crimea đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý (sai lầm trầm trọng) để ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Cuộc khủng hoảng tại bán đảo này đã buộcNga phải đối đầu với Mỹ và Liên minh châu Âu trong vụ tranh cãi (spat) trên bàn ngoại giao tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng đây không phải lần đầu tiên bán đảo Crimea bên bờ Biển Đen là đối tượng tranh cãi giữa Nga và phương Tây. Đúng thời gian này cách đây 160 năm, ngày 28 tháng Ba năm 1854, siêu cường quốc Anh đã tuyên chiến với Nga. Cuộc xung đột diễn ra chủ yếu trên bán đảo Crimea do quân đội Anh và đồng minh đã bao vây căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol trên vùng Biển Đen. Động cơ châm ngòi cho cuộc chiến này là gì?

Cuộc chiến xảy ra trong bối cảnh nước Nga tiến hành bành trướng lãnh thổ trước sự suy yếu của Đế quốc Ottoman. Ngòi nổ (spark) của cuộc chiến bắt đầu từ một cuộc tranh cãi tôn giáo về việc giám hộ thiểu số giáo dân Kitô của đế quốc Ottoman, đặc biệt ở vùng Đất Thánh: thuộc về Giáo hội Chính thống giáo Nga hay Công giáo Pháp. Napoleon III đã điều chiếc chiến hạm tốt nhất Charlemagne đến Biển Đen để bảo vệ tuyên bố của Pháp. Hành động này, cùng với các xúi giục ngoại giao và hỗ trợ tài chính mạnh mẽ, đã củng cố quyết tâm của những người đứng đầu Đế quốc Ottoman, và họ đã tuyên bố ủng hộ Pháp. Nga đã đáp lại bằng cách chiếm đóng các vùng Moldavia và Wallachia thuộc quyền kiểm soát của Ottoman (một phần của Moldova và Romania ngày nay) và đánh chìm hạm đội Ottoman trong trận Sinope năm 1853. Hành động này đã khiến dư luận ở Anh và Pháp dậy sóng, e ngại rằng sự thống trị của Nga ở Biển Đen sẽ đe dọa các tuyến đường thương mại của họ tới Ấn Độ qua Ai Cập và phía đông Địa Trung Hải. Sau những biện pháp ngoại giao thiếu kiên quyết, làm Nga lầm tưởng tiếp tục đánh chiếm Đế quốc Ottoman mà không chịu tổn hại nào, Anh và Pháp đã tuyên chiến vào tháng Ba năm 1854. Vương quốc Sardinia - Piedmont (sau này là Italy) cũng đã tham gia cuộc chiến chống lại Nga một năm sau đó.

Mặc dù Anh và các nước đồng minh cuối cùng cũng chiến thắng vào năm 1856, trận chiến này đã không được hoạch định một cách kỹ lưỡng và thực thi một cách kém cỏi. Các hạm đội của Anh và Pháp xuất phát mà thiếu sự chuẩn bị, kế hoạch quân sự tồi tệ đến mức các cấp chỉ huy chẳng thể xác định được họ phải tấn công vào vùng nào của Biển Đen. Khi họ đặt chân lên Crimea, những thảm họa quân sự liên tiếp xảy ra, bao gồm cả cuộc tấn công nổi tiếng của Lữ đoàn kỵ binh nhẹ, trong đó những kỵ binh Anh đã làm mồi cho pháo binh Nga khi tấn công trực diện (head-on attack) trong trận Balaclava. Các dịch vụ hậu cần như chăm sóc y tế cũng không quy củ. Số bệnh binh chết còn cao gấp bốn lần so với số binh sĩ tử trận. Cuối cùng, phải mất tận một năm bao vây mới chiếm được căn cứ hải quân ở Sevastopol.

Các sử gia cho rằng những sai lầm dẫn đến cuộc chiến thiếu kế hoạch chiến lược này, cả về ngoại giao lẫn quân sự, thuộc về phía Anh và Pháp. Các chỉ trích tương tự cũng nhắm tới những bước đi thận trọng cho tới nay của Mỹ và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, dù một số nhà bình luận cố gắng so sánh cuộc xung đột này và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Crimea, có vẻ như mọi thứ sẽ không diễn ra hệt như vậy. Nước Mỹ hiện nay và Đế quốc Anh của thế kỷ 19, tuy đều là các siêu cường bá chủ thế giới, lại hoàn toàn khác biệt về chiến lược ngoại giao. Nhưng ít ai, thậm chí trong những năm 1850, có thể hình dùng rằng Nga và phương Tây lại sẽ tiếp tục tranh chấp bán đảo nhỏ này vào một thế kỷ rưỡi sau đó. Nếu lịch sử không lặp lại chính nó thì hẳn cũng có điệp khúc lạ lùng.

Hồng Nhung
The Economist

Tags: history

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc