Giàu từ chơi game: giấc mơ có thật?

Age of Empires III - The board game. Photo courtesy Kumar Jhuremalani.

Năm 1997, Dennis Fong, với biệt danh (pseudonym) ‘Thresh’ nổi tiếng đã trở thành người hùng của cộng đồng mạng khi kỹ năng chơi ‘Quake’, một trò chơi bắn súng góc nhìn người thứ nhất (first-person shoot-'em-up) đời đầu, giúp anh giành được chiếc Ferrari 328 GTS của John Carmack, bậc thầy (guru) lập trình đã viết hầu hết code của trò chơi. Fong (giờ đã ‘giải nghệ’) giành được tổng cộng hơn 100.000 đôla tiền thưởng trước khi ‘treo chuột’ (hang up his mouse) và mạo hiểm (parlay his fame) với đế chế kinh doanh mới. Anh vẫn nổi tiếng trong các game thủ vì đã chứng minh rằng công chúng rõ ràng khao khát thể thao điện tử và người chơi có thể kiếm sống từ sở thích của mình. Ngày nay hàng trăm game thủ đã biến năng lực chơi game của mình ở các trò như ‘League of Legends’, ‘Call of Duty’ và ‘Hearthstone’ thành một nghề nghiệp. Cơ chế này hoạt động ra sao?

Con đường trở thành sao bắt đầu từ vô số các giải đấu trực tuyến nhỏ với phần thưởng từ vài chục đến vài trăm đôla được trao bởi những nhà tài trợ nhắm đến các khán giả đam mê công nghệ (savvy). Chơi tốt ở các giải đấu nhỏ (bush league), bạn sẽ nhận được lời mời chơi ở các giải hàng đầu – được tổ chức bởi những công ty như Major League Gaming ở Mỹ hay Electronic Sports League ở châu Âu. Các giải này có khả năng thu hút hàng trăm ngàn người xem cùng lúc và có tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng trăm nghìn đôla. Một số giải được tổ chức bởi chính công ty làm ra trò chơi được thi đấu. Riot, nhà sản xuất ‘League of Legends’, một trò chơi trực tuyến theo đội nổi tiếng, đã bỏ ra tới nhiều chục triệu đôla để tổ chức và phát sóng các giải đấu hoành tráng để tìm ra những tay chơi giỏi nhất thế giới. Cũng như với thể thao truyền thống, để xuất sắc trong trò chơi điện tử đòi hỏi phải luyện tập rất nhiều. Ở Hàn Quốc, nơi trò chơi chiến thuật khoa học viễn tưởng ‘StarCraft’ trở thành một nỗi ám ảnh quốc gia cuối thập niên 90, các game thủ chuyên nghiệp sống trong các căn nhà chung với huấn luyện viên và chế độ ưu tiên cho phép họ luyện tập 10 tiếng một ngày hoặc hơn. Cũng như mọi môn thể thao khác, thể thao điện tử là một lĩnh vực được ăn cả ngã về không (all-or-nothing business). Các game thủ xuất sắc nhất có thể kiếm vài trăm nghìn đôla xuyên suốt sự nghiệp bao gồm tiền thưởng, lương và tài trợ cá nhân. Nhưng hầu hết đều chỉ kiếm vừa đủ sống, thi đấu vài năm mà không có tên tuổi rồi từ bỏ và theo đuổi những ngành nghề thông thường. Nhưng vẫn còn cơ hội cho cả những người thất bại (also-ran). Các giải đấu lớn cần những bình luận viên có hiểu biết, có nghĩa là những game thủ giỏi ăn nói có thể tạo dựng sự nghiệp bình luận. Những người mong muốn lên chuyên thậm chí sẵn sàng trả tiền theo giờ để được huấn luyện. Một số tay chơi khác tự trở thành ngôi sao nhờ thường xuyên đăng những video bình luận cách chơi của các game thủ khác, hướng dẫn khán giả cách chơi tốt hơn hay đơn giản là tám chuyện về những tin tức mới.

Những điều ấy có thể thực hiện được là nhờ sự phát triển của các trang video trực tuyến như Twitch.tv và Ustream cho phép bất cứ ai tạo ra chương trình truyền hình của riêng mình. Thực ra ngay từ đầu, chính nhờ internet mới có thể thao điện tử. Dù ngành công nghiệp trò chơi rất phát triển, xem người khác chơi vẫn là một lĩnh vực nhỏ. Nhưng internet cho phép những người chung mối quan tâm trên khắp thế giới tìm thấy nhau, có nghĩa là việc đáp ứng nhu cầu của thị trường ngách (long tail, đuôi dài) thay vì chú ý tới thị trường đại chúng có thể khả thi về mặt thương mại. Ví dụ như chương trình tường thuật của MLG được xem trên hơn 170 quốc gia – tuy nhiều nước có lẽ chỉ vài người xem. Tổ chức phát sóng kiểu đó trên truyền hình truyền thống sẽ vô cùng đắt đỏ, và cần tới đối tượng khán giả đông đảo như ở World Cup (cho dù MLG đã bắt đầu ‘ngỏ ý’ (flirting) với ESPN, một mạng lưới truyền hình thể thao ở Mỹ).

Truyền hình trực tuyến rẻ hơn nhiều và không cần thuyết phục các mạng lưới truyền hình hoài nghi và sợ rủi ro rằng thực sự người ta sẽ xem. Google có vẻ tin rằng chơi game chuyên nghiệp hoàn toàn có tương lai. Có tin đồn rằng, gã khổng lồ công nghệ này đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua lại Twitch.tv – kênh truyền hình game trực tuyến với giá một tỷ đô la.

Đăng Duy
The Economist






Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc