Hình thành một quốc gia độc lập như nào?
![]() |
Scotland, the fabulous medieval castle Eilean Donan in the north west...it is still inhabitated and it is situated along the road to the Isle of Skye, close to Kyle of Lochalsh. Photo courtesy Moyan Brenn.
|
Tương lai của Scotland: nằm trong hay ngoài Vương quốc Anh sẽ được quyết định ngày 18 tháng Chín tới và kết quả được dự đoán sẽ rất sít sao. Trong tuần qua, các cuộc thăm dò dư luận (opinion poll) cho thấy khoảng cách rất nhỏ, một số còn (lần đầu tiên) nghiêng về phía ủng hộ độc lập (“Yes” vote). Nếu cuộc trưng cầu dân ý (referendum) thành công, Scotland sẽ trở thành quốc gia độc lập từ 24 tháng Ba năm 2016, ngày quốc khánh thứ 309 của Liên hiệp Anh. Nhưng bộ mặt của một nước Scotland độc lập vẫn chưa rõ ràng. Nguồn thu (revenue) từ trữ lượng dầu mỏ là chìa khóa trong kế hoạch tài chính của Đảng Quốc gia Scotland (Scottish National Party), nhưng một số chuyên gia cho rằng những dự tính (projection) này quá lạc quan. Còn rất nhiều điều phải thương lượng với phần còn lại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: nợ công, dầu và chia sẻ gánh nặng (carve-up) khí tài quân sự. Đồng tiền sử dụng là vấn đề gây tranh cãi nhất. Đảng Quốc gia tuyên bố họ sẽ tiếp tục dùng đồng bảng, nhưng Quốc hội ở London kiên quyết khẳng định kế hoạch này sẽ thất bại ngay từ phút đầu (non-starter). Các phương án thay thế cũng không hề dễ chịu (unpalatable) chút nào: đồng euro, đồng bảng Scotland mới hoặc đơn phương sử dụng (unilateral adoption) đồng bảng Anh. Cả 3 lựa chọn đều khó khăn và có thể hủy hoại ngành tài chính của Edinburgh. Lá phiếu thuận vì thế sẽ chỉ là khởi đầu của một quá trình lập quốc rối ren. Điều gì sẽ tới sau đó?
Điều đầu tiên một quốc gia cần là người lãnh đạo. Đảng Quốc gia cam kết vẫn xem Nữ hoàng là người đứng đầu Scotland nhưng một Thống đốc (governor –general) có thể được bổ nhiệm để đại diện Nữ hoàng như ở Úc và Canada. Kể cả nếu Scotland muốn xóa bỏ (ditch) chế độ quân chủ (monarchy) để theo thể chế cộng hòa, nước này vẫn là thành viên của khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) như Ấn Độ và Nam Phi đã làm. Quốc tịch sẽ được cấp rộng rãi. Mọi người dân Scotland sẽ được chọn tiếp tục giữ quốc tịch Vương quốc Liên hiệp Anh hay song tịch (dual nationality) và bất cứ ai cư trú, sinh ra hay thuộc dòng dõi ở Scotland sẽ được cấp hộ chiếu nước này. Điều này sẽ hạn chế xáo trộn (disruption) thị trường lao động và cho phép người dân tiếp tục sống và làm việc tại địa phương (jurisdiction).
Ở một số lĩnh vực, việc chia tách tương đối dễ xử lý. Scotland đã có lực lượng cảnh sát, quốc hội và hệ thống y tế riêng. Trở thành thành viên Liên hiệp Quốc là bước thiết yếu để quốc gia mới có mã vùng điện thoại quốc tế, tên miền internet (có thể là .scot vì tất cả các tên miền 2 chữ cái liên quan đã có nơi sở hữu) và mã bưu chính. Nhưng hầu hết các cơ quan nhà nước sẽ phải xây dựng từ con số không như ngoại giao đoàn (diplomatic corps) hoặc buộc phải tách khỏi phần còn lại của Vương quốc Liên hiệp Anh. Vấn đề các dịch vụ công sẽ rất khó tháo gỡ (untwine). Các mạng lưới điện và khí đốt liên kết nội bộ (intrinsically) chặt chẽ với nhau và cần được phối hợp quản lý. Tương lai ngành bưu chính cũng không chắc chắn. Dịch vụ phổ cập của Bưu chính Hoàng gia quy định dịch vụ giá rẻ hàng ngày được cung cấp chỉ trong phạm vi Vương quốc Anh, vì thế Scotland mới độc lập nhiều khả năng sẽ nằm ngoài diện được phục vụ. Xây dựng một hệ thống bưu chính quốc gia cho Scotland sẽ rất đắt đỏ và giá cả gần như chắc chắn bị đội lên do không còn chế độ bù giá chéo (cross-subsidy) của Anh cho những cao nguyên thưa dân (sparsely populated) ở Scotland. Tình báo Scotland có lẽ cũng sẽ bị loại khỏi liên minh chia sẻ thông tin tình báo ‘Five Eyes’.
Những người ủng hộ liên hiệp Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland (tòa soạn The Economist cũng nằm trong số này) hi vọng những nan giải của việc xây dựng một quốc gia mới, nhất là vấn đề đồng tiền sử dụng sẽ làm giảm (temper) mong muốn độc lập khi ngày bầu cử tới gần, nhưng những lý lẽ thực tiễn như trên có vẻ không mấy sức nặng, cho thấy chiến dịch ‘Better Together’ (Cùng nhau vẫn hơn) đã kém cỏi ra sao. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa có ảnh hưởng chính trị lớn hơn nhiều so với các vấn đề "vụn vặt" như dịch vụ công nhưng sự thiếu vắng những thứ nhỏ bé này sẽ hiển hiện từng ngày từng giờ hàng chục năm sau khi các bài phát biểu hào sảng (rousing) kết thúc.
Đăng Duy
The Economist
Tags: economics
-----
Following ONS definitions, the official Scottish Executive figures give public sector employment in Scotland as 580,000 in 2012, having fallen slightly from its peak of 600,000 in 2009 (see Table 1). The 2012 figure represents 23.5 per cent of the total employed population. But there is good reason to suppose that these figures are a considerable underestimate given the amount of out-sourcing and publicly-funded but ‘non-state’ employment. Buchanan et al. suggest that adjusting for these boundary problems would inflate the figure for Scotland (for 2007) by almost a third, from the official figure of 580,000 (including financial institutions) to 772,000. As it happens, the official 2012 figure is the same as the official figure for 2007, so adjusting the later figure in the same proportion would suggest again a total of 772,000, 31 per cent of the total in employment. These figures seem broadly compatible with those provided by the Centre for Cities on a city basis, which give the Dundee figure as 38 per cent and that for Glasgow as 30 per cent.
This growth of public sector employment is part of the process of de-globalisation evident in Scotland as an accompaniment to de-industrialisation.
-----
Scottish banking assets 1,200% of GDP, more than Iceland, Ireland and Spain in 2007. That is from Robin Wigglesworth. Of course exactly for this reason, RBS probably would not end up domiciled in a newly independent Scotland.
-----
The poster, which features a slightly demonic looking Father Christmas looming over a small boy, is part of the art student’s campaign to put an end to the commercialisation of Christmas and to launch an attack on the advertising industry’s targeting of children. “Santa gives more to rich kids than poor kids,” declares the poster, which will be on Glasgow’s Balmore Road.
“Santa Claus is a lie that teaches kids that products will make them happy. Before they’re old enough to think for themselves, the story of Santa has already got them hooked on consumerism. I think that’s more immoral than this billboard,” said Mr Cullen, who spent four years studying advertising before becoming disenchanted with the industry and switching to Glasgow School of Art’s environmental art course.
[img]http://static.guim.co.uk/sys-images/Education/Pix/pictures/2005/04/28/santa.jpg[/img]
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng cho kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông mất, Marx mới ra đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của nền kinh tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân còn nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có một số nhà kinh tế bàn đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các khế ước xã hội trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam Smith lần đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ thống hóa, điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, giữa lý thuyết về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết mọi mâu thuẫn lao động và tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và sự phân công lao động, về nhân tố sản xuất quan trọng hơn nhân tố mậu dịch, về thuyết trọng thương đã vượt qua thuyết trọng nông trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết lợi ích tuyệt đối” trong vai trò điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc tế, về sức lao động là giá trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong kinh tế luận Adam Smith là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng con người khỏi nô lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có thể phát triển khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và pháp lý dân chủ đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng kinh tế chỉ có thể phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở thành tiêu chuẩn mang tính lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô sản. Adam Smith trong kinh tế luận của mình đã coi hợp tác trong cạnh tranh là vấn đề sống còn của xã hội tư bản.
Tất nhiên biện pháp quan trọng nhất mà một central bank phải làm là thực hiện tốt vai trò lender of last resort, nghĩa là cam kết cung cấp unlimited liquidity cho những ngân hàng bị rút tiền ồ ạt. Bởi vậy BoE đã bí mật chuẩn bị kế hoạch triển khai một "emergency liquidity operation" ngay khi "Vote Yes" được tuyên bố thắng, có lẽ chủ yếu nhắm vào RBS - ngân hàng lớn nhất Anh và thứ nhì châu Âu. Điều này đã không xảy ra nhưng việc công bố kế hoạch đối phó bí mật đó sẽ giúp mọi người tin tưởng hơn vào năng lực của BoE.
sự hình thành nhà nước là do lực lượng vũ trang nghĩ tới lợi nhuận thu được từ thuế đối với dân địa phương
cũng như mafia thu tiền bảo kê rồi... thành đế chế (/^o^)/ (mafia model)
-----
Here is the fascinating job market paper by Raul Sanchez de la Sierra of Columbia University, entitled “On the Origin of States: Stationary Bandits and Taxation in Eastern Congo.” The abstract is this:
The state is among the greatest developments in human history and a precursor of economic growth. Why do states arise, and when do they fail to arise? A dominant view across disciplines is that states arise when violent actors impose a “monopoly of violence” in order to extract taxes. One key fact underlies all existing studies: no census exists prior to the state. In this paper, I provide the first econometric evidence on the determinants of state formation. As a foundation for this study, I conducted fieldwork in stateless areas of Eastern Congo, managing a team that collected village-level panel data on current armed groups. I develop a model that introduces optimal taxation theory to the decision of armed groups to form states, and argue that the returns to such decision hinge on their ability to tax the local population. A sharp, exogenous rise in the price of a bulky commodity used in the video-game industry, coltan, leads armed groups to impose a “monopoly of violence” in coltan villages. A later increase in the price of gold, easier to conceal and hence more difficult to tax, does not. Results based on two alternative identification strategies are also consistent with the model. The findings support the hypothesis that the expected revenue from taxation, in particular tax base elasticity, is a determinant of state formation.