Lợi thế của người tự kỷ

Thorkil Sonne và con trai - Lars, bị chứng tự kỷ, ở nhà ở Ringsted, Đan Mạch

Khi Sonne Thorkil và vợ ông, Annette, biết được rằng đứa con trai 3 tuổi của mình, Lars, mắc chứng tự kỷ (autism), họ đã làm điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào, những người có niềm tin vào lý trí và nghiên cứu sẽ làm: đó là, họ bắt đầu đọc. Lúc đầu, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi đã có rất nhiều người viết về chủ đề này. "Sau đó, là nỗi buồn", Annette nói. Lars sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội (navigating the social world), và không bao giờ có thể hoàn toàn độc lập. Các thống kê ảm đạm về người lớn mắc chứng tự kỉ đã phải dựa vào cha mẹ làm cho họ sợ tương lai.

Tuy nhiên, những gì họ đọc không giống (square with) với Lars khi họ trở về nhà mỗi ngày. Lars là một cậu bé vui vẻ, tò mò, và khi lớn lên, em làm họ ngạc nhiên với khả năng kì quặc và đáng kinh ngạc của mình. Nếu cha mẹ của em lấy ví dụ (threw out) một ngày - 20 Tháng Mười Hai, 1997, em có thể nói chính xác, gần như ngay lập tức, là ngày thứ mấy trong tuần (thứ bảy). Và, rất có ích cho gia đình, sống ở gần Copenhagen, khi Lars biết lịch trình tàu hỏa của tất cả các tuyến đường chính của Đan Mạch.

Một ngày khi Lars 7 tuổi, Thorkil Sonne đang đi lang thang quanh nhà (puttering around) làm việc vặt (chores) cuối tuần còn Lars ngồi gập người trên một cái ghế gỗ hàng giờ đồng hồ, chăm chú vào một tờ giấy, với bút chì trong tay, phác thảo các hình chữ nhật và điền số trông giống như phác thảo đường biên của châu Âu. Gia đình mới có một chuyến đi dài bằng xe hơi từ Scotland sang Đức, và Lars đã giết thời giờ ở hàng ghế sau bằng cách nghiên cứu một bản đồ đường bộ. Sonne đi đến kệ sách thấp trong phòng khách, lấy tập bản đồ và mở nó ra. Mục lục được trình bày như là một bản đồ của châu lục này, với số trang được liệt kê trong ô trên các nước khác nhau (vịnh hẹp Fio (fjord) Na Uy, trang 34-35; Ireland, trang 76-77). Thorkil trở về bên Lars. Ông lướt ngón tay theo tập bản đồ, di chuyển từng ô và so sánh với bản sao của con trai mình. Tất cả các con số đều chính xác. Lars đã vẽ lại toàn bộ bản đồ, từ trí nhớ, mà không hề có lỗi nào. "Tôi hoàn toàn rất kinh ngạc," Sonne nói với tôi.

Đối với bố của mình, Lars dường như ít bị đánh giá bởi khiếm khuyết hơn so với các kỹ năng đặc biệt của em. Và những kỹ năng này, như tập trung cường độ cao và thực hiện cẩn thận, chính là những gì mà Sonne, giám đốc kỹ thuật tại một công ty con (spinnoff) của TDC, công ty viễn thông lớn nhất của Đan Mạch, thường đòi hỏi ở các nhân viên của mình. Sonne không coi mình như một doanh nhân, nhưng khi nhìn Lars - và nghe các câu chuyện tương tự từ các bậc cha mẹ mà ông đã gặp khi làm tình nguyện cho một tổ chức tự kỷ, ông đã dần dần phác thảo một kế hoạch kinh doanh: nhiều công ty phải vất vả để tìm người lao động có thể thực hiện các công việc đặc biệt, thường tẻ nhạt, giống như nhập dữ liệu hoặc thử lỗi phần mềm, một số người mắc chứng tự kỷ sẽ thật sự giỏi trong các nhiệm vụ đó. Vì vậy, vào năm 2003, Sonne bỏ việc ở công ty, thế chấp căn nhà của gia đình, theo học một lớp kế toán hai ngày và thành lập công ty Specialisterne, tiếng Đan Mạch nghĩa là "các chuyên gia," (specialists), với suy nghĩ lý thuyết rằng, nếu có một môi trường phù hợp, một người lớn mắc chứng tự kỷ có thể không chỉ duy trì được việc, mà còn có thể là người giỏi nhất cho việc đó.

Trong gần một thập kỷ, công ty chỉ hoạt động rất khiêm tốn - sử dụng 35 công nhân mắc chứng tự kỷ được thuê làm tư vấn (thường được gọi như vậy) cho 19 công ty ở Đan Mạch - nhưng công ty có tham vọng to lớn. Tại châu Âu, Sonne đã là một người nổi tiếng, được gặp hoàng gia Đan Mạch và Bỉ, và tại cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân (Tianjin) vào tháng Chín, ông đã được chọn là một trong 26 người đoạt giải doanh nhân xã hội toàn cầu. Specialisterne đã truyền cảm hứng cho các công ty mới thành lập và cũng có năm công ty riêng của mình, trên khắp thế giới. Trong vài tháng tới, Sonne có kế hoạch cùng gia đình đến Hoa Kỳ, nơi mà số người lớn mắc chứng tự kỷ - khoảng 50.000 người đến tuổi 18 hàng năm - cũng như ngành công nghệ lớn cho thấy một thị trường tốt cho việc mở rộng kinh doanh.

"Ông ấy đã làm cho tôi nghĩ về khác về tự kỷ, rằng những người này có thể là một phần của công việc kinh doanh và kế hoạch của chúng tôi", ông Ernie Dianastasis, Giám đốc điều hành của CAI, một công ty công nghệ thông tin đã đồng ý hợp tác với Specialisterne để tìm việc cho những người tự kỷ kiểm tra phần mềm ở Mỹ.

Đối với những người thất nghiệp trước đây - một nghiên cứu gần đây cho thấy hơn một nửa số người Mỹ bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ không đi học đại học hoặc tìm được việc làm trong vòng hai năm kể từ khi tốt nghiệp trung học - ý tưởng của Sonne duy trì được (hold out) khả năng tự cung tự cấp (self-sufficiency). Ông đã nhận được vô số thư cảm ơn và khuyến khích từ các gia đình của những người tự kỷ. Một bà mẹ ở Hawaii đã gửi thư cho Sonne hỏi liệu bà có thể đưa gia đình đến Đan Mạch để con trai mắc chứng tự kỷ thất nghiệp của mình có thể tham gia vào đội ngũ nhân viên của Specialisterne.

Lần đầu tiên tôi gặp Sonne, 52 tuổi, ở Delaware trong một cuộc họp nhỏ do ông tổ chức cho phụ huynh và các quan chức chính phủ, những người muốn giúp ông thiết lập các hoạt động ở Mỹ trong năm tới. Ông đứng trước họ, nhấm nháp (sip) một tách cà phê Dunkin 'Donuts, và say sưa nói về "mô hình bồ công anh" (dandelion model) của mình: khi bồ công anh mọc lên trong bãi cỏ, chúng ta gọi là cỏ dại, ông nói, nhưng những cây này (spring greens) cũng có thể làm thành một món salad ngon miệng. Điều tương tự có thể nói về những người tự kỷ - điểm yếu hiển nhiên (như thẳng thừng/bluntness và tập trung quá độ/obsessiveness) cũng có thể là điểm mạnh trên thị trường lạo động (tính thẳng thắn, sự chú ý đến từng chi tiết). Ông nói với khán giả "Mỗi người trong chúng ta có quyền quyết định, là chúng ta thấy một loài cỏ dại hay thấy một loại thảo dược?"

Đây là một phép ẩn dụ hấp dẫn (appealing metaphor), tuy nhiên có lẽ khó thuyết phục (a tougher sell) ở Mỹ, nơi mà bạn hiếm khi nhìn thấy món salad bồ công anh. Tất nhiên, đây cũng là một ẩn dụ quá đơn giản. Trong tám năm đánh giá những người lớn mắc chứng tự kỷ, Sonne đã phát hiện ra rằng chỉ có một thiểu số nhỏ có khả năng mà Specialisterne tìm kiếm và có thể hòa nhập với thế giới công việc không đoán trước được đủ để giữ một công việc ổn định. "Chúng tôi muốn là một mô hình điển hình để truyền cảm hứng" Sonne nói với tôi sau đó, "nhưng chúng tôi chỉ có thể thuê những người mà chúng tôi tin rằng có thể đóng một vai trò có giá trị trong việc tư vấn của chúng tôi." Hay nói cách khác, công ty ông không phải là một tổ chức từ thiện. Mục tiêu cuối cùng của Sonne nhằm thay đổi cách những người bình thường (neurotypicals) nhìn nhận người tự kỷ, và cách tốt nhất để làm điều đó, ông cho rằng, đó là chứng minh giá trị của họ trên thị trường.

TDC, công ty cũ của Thorkil Sonne, là khách hàng lâu đời nhất của Specialisterne. Khi tôi đến thăm trụ sở chính của TDC tại Copenhagen vào tháng Sáu, tôi thấy lý do rõ ràng tại sao công ty thấy việc để những người tự kỷ tham gia tư vấn là hữu ích. Bất cứ khi nào các nhà sản xuất điện thoại di động giới thiệu một sản phẩm mới, có vô số khả năng bị lỗi kỹ thuật (glitches). Cách duy nhất TDC có thể chắc chắn phát hiện những lỗi này là tải các phần mềm vào điện thoại và bấm các phím trên điện thoại liên tục, liên tục, theo một kịch bản (script) dài ít nhất 200 lệnh mã hóa (instructions). Thời đại thông tin giống như với dây chuyền lắp ráp, công việc này tẻ nhạt, nhưng cũng quan trọng và vượt quá khả năng của hầu hết mọi người để có thể thực hiện tốt. "Bạn sẽ cảm thấy chán nản, và rồi bạn sẽ tìm cách đi tắt (take shortcuts), và sau đó nó trở nên vô giá trị", Johnni Jensen, một kỹ thuật viên hệ thống tại TDC, giải thích.

Steen Iversen, một nhà tư vấn của Specialsterne trong bộ đồ bluejeans và một chiếc áo polo màu đỏ tươi sáng, chỉ cho tôi làm thế nào để ông thực hiện nhiệm vụ. Iversen, 52 tuổi, đã làm việc cho TDC trong bốn năm, đặt vài chiếc điện thoại trên bàn có máy tính của mình cùng hai quả chuối, một quả táo và dòng các giấy ghi chú màu xanh lá chanh. Ông cầm một chiếc điện thoại trên một tay và thể hiện kỹ thuật của mình, ngón tay cái của ông bấm liên tục các nút nhanh chóng. Tuy nhiên, lợi thế thực sự của ông là tinh thần: ông toàn diện (exhaustive) và không ngừng nghỉ. Khi một kịch bản yêu cầu gửi một tin nhắn văn bản dài, Iverson bấm vào tất cả các ký tự mà điện thoại có thể, nó đã bị hỏng. Một lần khác, ông đã tìm thấy một lỗ hổng mà có thể vô hiệu hóa khả năng quay số khẩn cấp, một vấn đề mà tất cả các người kiểm tra trước đó đã không phát hiện ra. Tôi hỏi Iversen, ông cảm thấy như thế nào ở những khoảnh khắc như thế, và ông nhẹ nhàng giơ cả hai nắm đấm trong không khí với một nụ cười e thẹn. "Tôi cảm thấy chiến thắng," ông nói.

Trong những năm qua, Jensen đã tìm cách tương tác với Iversen và hai tư vấn viên khác do ông giám sát. Cố thúc giục họ nhiều khi lại hỏng việc (backfire), ông nói với tôi. "Đôi khi tôi phải nín lặng không nói (bite my tongue)." Jensen cảm thấy bảo vệ các chuyên gia tư vấn của mình và cố gắng giữ họ tránh khỏi những căng thẳng thông thường của công việc văn phòng, nhưng ông nhấn mạnh rằng sự sắp xếp này bền vững không phải vì ông thương hại họ, mà bởi vì công việc của họ quá tuyệt vời. Khi Iversen tìm thấy một lỗi, ông có thể nhớ lại những lỗi tương tự từ nhiều năm qua, giúp Jensen tiết kiệm nhiều thời gian và không phải mệt mỏi lục tìm lịch sử của lỗi đó. Và, Jensen nói, các chuyên gia tư vấn tận tâm hơn rất nhiều về độ chính xác hơn so với nhân viên bình thường (neurotypical). Iversen đã đấm phím điện thoại di động ngày này qua ngày khác, mà không một lần tìm cách đi tắt (cut a corner) hay thậm chí phạm phải một sai lầm bất cẩn.

Christian Andersen, một tư vấn khác của Specialisterne, làm việc tại Lundbeck, một công ty dược phẩm lớn. Ông so sánh các hồ sơ của bệnh nhân có phản ứng với thuốc của Lundbeck, đảm bảo rằng các hồ sơ giấy phù hợp với các bản lưu bằng kỹ thuật số. Các lỗi có thể mắc phải (creep in) khi các báo cáo được nhập vào cơ sở dữ liệu của công ty, và những sai lầm dù rất nhỏ cũng có nghĩa là các mối nguy hiểm sức khỏe tiềm tàng sẽ không bị phát hiện. Do đó, Andersen tìm kiếm các khác biệt (anomalies), dữ liệu nhập máy tính so với các hồ sơ giấy, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác.

Trước khi Andersen đến đây, sếp của ông, bà Janne Kampmann, đã có một thời gian khó khăn khi tìm nhân viên để có thể làm tốt công việc này. Tâm trí của hầu hết mọi người lãng đãng (wander) khi họ giở đi giở lại các tài liệu, đôi mắt của họ lướt nhanh các lỗi chính tả có thể có (lurking there). Tuy nhiên, Andersen làm việc không hề gián đoạn suốt buổi sáng tôi đến thăm, chăm chú và im lặng cho đến khi ông ngẩng đầu lên và chỉ vào một tờ giấy, nói với Kampmann, "Tại sao chúng ta ghi 57 thay vì 30 mg?" Kampmann nói với tôi, Andersen là một trong những người kiểm soát chất lượng tốt nhất mà bà từng thấy.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã đánh giá thấp trí thông minh của những người tự kỷ, lỗi lầm này hiện đang sửa sai (rectified). Một nhóm các nhà khoa học Canada đã xuất bản một nghiên cứu trong năm 2007 cho thấy các mức đo lường trí thông minh khác nhau rõ rệt, tùy thuộc vào bài kiểm tra nào được sử dụng. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng thang đo Wechsler, tiêu chuẩn từ trước đến nay trong nghiên cứu chứng tự kỷ, 1/3 trẻ em được kiểm tra thuộc phạm vi các khuyết tật trí tuệ, và không ai có trí thông minh cao, điều này phù hợp với hiểu biết chung thông thường. Tuy nhiên, theo ma trận Raven, một bài kiểm tra chỉ số IQ được tôn trọng khác, không dựa vào khả năng ngôn ngữ, đa số các trẻ em này ghi điểm ở mức trung bình hoặc trên trung bình và 1/3 số trẻ em thể hiện trí thông minh cao. Các nhà khoa học khác đã chứng minh rằng trí óc của những trẻ tự kỷ rất siêu trong chú ý đến từng chi tiết, phân biệt các âm thanh và các cấu trúc 3 chiều phức tạp. Trong năm 2009, các nhà khoa học tại King's College London kết luận rằng khoảng 1/3 nam giới mắc chứng tự kỷ có một số khả năng xuất sắc."

Sự hiểu biết mới đang nổi lên này về chứng tự kỷ có thể thay đổi thái độ đối với nhân viên tự kỷ. Tuy nhiên, trí thông minh, dù rất cao, không đủ để có được hoặc giữ được việc làm. Văn hóa văn phòng hiện đại với các quy tắc hành vi bất thành văn, tính chất hay thay đổi (fluid) và không gian làm việc đòi hỏi xã hội của nó - có thể là nơi khắc nghiệt đối với những người mắc chứng tự kỷ, những người làm tốt hơn trong môi trường có thể dự đoán và thường là những người vụng về trong việc định hình các ưu tiên của họ xung quanh các yêu cầu từ người khác.

Hầu hết các tư vấn viên của Specialisterne làm việc trong các văn phòng của các công ty sử dụng họ, nhưng một số cần phải hoạt động ngoài không gian làm việc dễ chịu hơn của Specialisterne. Ngay cả những người có khả năng làm việc tại công ty thuê họ đôi khi gặp rắc rối. Trong một trường hợp, công ty được một công ty công nghệ y tế liên lạc, yêu cầu giúp đỡ trong việc thử nghiệm phần mềm mới theo dõi theo toa thuốc. Điều này dường như là một chút may mắn kỳ diệu, Rune Oblom, quản lý kinh doanh của Specialisterne nói, vì có một tư vấn viên rất quan tâm đến bệnh tật. Mọi thứ đều ổn cho đến khi một nhóm y tế đến để dùng thử phần mềm, và tư vấn viên đã dành toàn bộ buổi sáng kể lại cho họ, từng chi tiết, các phương pháp y tế mà anh, mẹ của anh và gia đình đã được điều trị trong những năm qua. Một tư vấn viên khác được phân công để hoàn thành nốt công việc thử nghiệm phần mềm. "Tôi nói với anh ta rằng các bác sĩ không thấy vui và cảm thấy anh làm phiền", Oblom nói. "Nhưng anh ta không thể nhận ra điều ấy."

Tư vấn viên đã được chuyển đến một công ty khác, nơi anh ta thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình, nhưng vẫn không hiểu các tín hiệu xã hội. Tại Đan Mạch, có truyền thống mang bánh đến văn phòng vào thứ Sáu, và Oblom gần đây được người giám sát tại chỗ nói rằng tư vấn viên vui vẻ ăn bánh nhưng chưa bao giờ tình nguyện mang một cái bánh nào đến văn phòng. Sau đó, có lần anh ta nếm thử bánh của một đồng nghiệp và kêu rằng nó thật khủng khiếp. Oblom nói với tôi rằng ông dự định nói với tư vấn viên rằng anh nên thỉnh thoảng mang bánh - và anh ta sẽ làm điều đó mà không cần hiểu lí do, Oblom dự đoán, nhưng ông không định khuyến khích tư vấn viên nên lịch sự hơn. Khái niệm về sự không trung thực bắt buộc xã hội (socially mandated dishonesty) sẽ làm anh ta bối rối, Oblom nói, vì thế các nhân viên khác nên quen với điều này.

Công ty Specialisterne cố gắng đoán trước, hoặc ít nhất là giảm thiểu các xung đột bằng cách ghép mỗi tư vấn viên với một huấn luyện viên. Huấn luyện viên thường xuyên kiểm tra các tư vấn viên, theo dõi cảm xúc của họ và giúp họ hòa nhập công việc văn phòng. Henrik Thomsen, một người đàn ông vui vẻ điều hành Specialisterne ở Đan Mạch trong khi Sonne bận mở rộng quốc tế, kể với tôi về một tư vấn viên bị cuốn hút bởi lịch trình xe lửa. Các cơn bão nghiêm trọng có thể làm rối loạn lịch trình các đoàn tàu ở Copenhagen, và nếu tàu của tư vấn viên này bị trì hoãn, anh ta sẽ bắt đầu ngày mới bằng cách gặp các đồng nghiệp tại văn phòng Specialisterne và kể cho bất kì ai về chuyến đi hôm đó tới cơ quan như thế nào, từng ga một, từ ga này tới ga khác. Vì vậy, từ nay Thomsen luôn nghe radio khi anh ấy lái xe, lưu ý các sự chậm trễ có thể xảy ra. Khi Thomsen đến nơi làm việc, việc đầu tiên ông làm là mời tư vấn viên đến văn phòng của mình, lắng nghe bằng hết câu chuyện đi lại trong ngày của anh và sau đó yêu cầu anh vui vẻ đi làm việc.

Trụ sở của Specialisterne nằm trong một khu phức hợp ba tầng ở ngoại ô Copenhagen. Sonne chỉ cho tôi thấy xung quanh tòa nhà: ngoài việc tư vấn kinh doanh, còn có một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc nhân rộng mô hình của Specialisterne, và một trường học nhỏ cho những người rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum) ở tuổi thiếu niên và độ tuổi 20. Trong căn phòng rộng nhất, các hộp Legos được xếp chồng lên nhau dựa vào tường, và hai chiếc bàn dài cao đến hông (waist-high) dành cho việc xếp Lego ở giữa phòng, dưới ánh sáng của một chuỗi đèn halogen.
Kiểm tra nhóm ở phòng Lego, công ty Specialisterne, Đan Mạch

Khi Sonne thiết lập công ty, một trong những thách thức lớn nhất của ông là việc xác định những người nào có thể phát triển thành một tư vấn viên công nghệ cao trong môi trường văn phòng. Việc phỏng vấn theo phương thức truyền thống rõ ràng không hiệu quả (do the trick), và ông đã phải nghĩ ra những cách khác để xác định điểm mạnh của những người gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Lars luôn yêu thích chơi Legos, và khi nói chuyện với các phụ huynh khác, Sonne đã nghe các câu chuyện về những viên gạch đồ chơi này khám phá ra những khả năng tiềm ẩn đáng chú ý. Sonne nói với tôi: "Đối với nhiều phụ huynh, đây là một trong những khoảnh khắc mà họ có thể tự hào về con cái mình." Vì vậy, ông đã quyết định yêu cầu các nhân viên tiềm năng làm theo các hướng dẫn lắp ráp ở trong bộ dụng cụ Lego Mindstorms và xem họ lắp các robot.

Điều này hóa ra thành công (revealing) đến mức mà việc đánh giá các kỹ năng làm việc trong những người mắc chứng tự kỷ tự bản thân trở thành một hoạt động kinh doanh của Specialisterne, khi hàng năm chính quyền địa phương gửi khoảng 50 người đến để công ty đánh giá trong vòng năm tháng. (Specialisterne cân nhắc một số cho các công việc tư vấn, những người khác có thể chỉ làm công việc văn phòng, cắt cỏ hoặc các công việc khác trong thành phố). Các đánh giá viên của Specialisterne phân các ứng cử viên vào các nhóm trong một khoảng thời gian để xem họ làm việc theo nhóm như thế nào, bên cạnh việc đánh giá các kỹ năng (lý luận, tuân theo sự hướng dẫn, chú ý tới các chi tiết) biểu hiện một cách tự nhiên qua phần thi Mindstorms. Các bài tập cũng cho thấy họ xử lý rắc rối như thế nào. Không dưới một lần có ứng cử viên bị rối trí (derail) vì một mảnh Lego không phù hợp với hình vẽ màu xám được mô tả trong hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, cũng không phải là không phổ biến khi một ứng viên phát hiện ra thành viên nhóm gặp khó khăn, và kiên nhẫn giải thích làm thế nào để tiếp tục.

Trường học Specialisterne cũng sử dụng Legos. Frank Paulsen, người đàn ông tóc đỏ với bộ râu mỏng là hiệu trưởng của trường, kể với tôi về một lần ông đưa các hộp Lego nhỏ cho một nhóm nam thanh niên và yêu cầu họ xây dựng một cái gì đó thể hiện cuộc sống của mình. Khi những viên Lego đã được ráp lại với nhau (snapped together), Paulsen yêu cầu mỗi cậu bé nói một vài từ. Một cậu bé không muốn nói, cho rằng cái mình lắp nên "không là gì cả." Tuy nhiên, khi Paulsen thu dọn đồ đạc của mình, thì cậu bé và cô giáo của mình đứng bên cạnh, dường như muốn ở lại. Paulsen đã cố gắng để cậu bé nói (draw him out) nhưng không thành công. Vì vậy, Paulsen đứng lên định đi.

Lúc đó, cậu bé nắm lấy cánh tay của Paulsen. Em nói "Thật ra, em nghĩ là em 'lắp' cuộc sống của chính mình."

Paulsen nhẹ nhàng ngồi lại ghế.

"Đây là em", cậu bé nói, chỉ vào một bộ xương được xếp (penned in) bởi một cấu trúc hình vuông với những bức tường cao. Một dây xích xám treo trên bức tường phía sau, và một tấm lưới đen rủ xuống tạo thành mái nhà. Bên cạnh, ở phía ngoài bức tường, có hai người - một người đàn ông với chiếc mũ bóng chày màu đỏ và một phụ nữ đang nâng một chiếc cốc lên cao gần miệng - đứng cạnh một quả cầu màu xanh mờ chứa một ít đồng tiền vàng. Em bé nói tiếp, "đây là cuộc sống bình thường của em." Ở phía trước bộ xương là những bức tường thấp ở giữa hai trụ màu nâu, và một phụ nữ với tóc đuôi ngựa màu nâu đang nhìn vào, tay khua (brandishing) một bàn chải màu vàng. "Đó là mẹ em, và mẹ là người duy nhất được phép ở trong các bức tường."

Giáo viên của em lắng nghe và rất ngạc nhiên: cô nói với Paulsen sau đó, trong nhiều năm qua kể từ khi cô biết em, cô chưa bao giờ nghe em kể về đời sống nội tâm. Paulsen nói chuyện với cậu bé, giờ đang phấn khởi (animated), hơn 15 phút về các bức tường, và Paulsen gợi ý có lẽ nên bỏ các bức tường. Cậu bé nói "Em không thể hạ các bức tường xuống được, vì ở bên ngoài có quá nhiều nguy hiểm."

Trong tháng Sáu, Sonne công bố việc thành lập trụ sở ở Mỹ tại Wilmington, bang Delaware. Thống đốc bang Jack Markell đã có mặt ở đó, và đại diện của CAI, công ty đối tác thực sự đầu tiên của Specialisterne ở Mỹ cũng có mặt. Công ty cho biết có kế hoạch bắt đầu tuyển dụng và đào tạo kiểm tra viên phần mềm tự kỷ ở Delaware vào tháng tới, và nếu mọi việc suôn sẻ, công ty sẽ mở rộng chương trình đến các bang khác. Specialisterne cũng đang thảo luận với Microsoft về việc hình thành một chương trình thí điểm tại Fargo, North Dakota, nơi Microsoft có hoạt động phát triển phần mềm lớn.

Tyler Cowen, giáo sư kinh tế tại Đại học George Mason (và viết bài thường xuyên cho The Times), năm ngoái đã xuất bản một nghiên cứu được rất nhiều người bàn luận về những cách mà các công nhân mắc chứng tự kỷ đang được tham gia vào nền kinh tế hiện đại. Cowen viết: nhân viên mắc chứng tự kỷ có sự cách biệt lớn bất thường về kỹ năng của mình, kỹ năng cao thì cao hơn và kỹ năng thấp thì thấp hơn (so với người bình thường). Tuy nhiên, ngày nay, chính những kỹ năng tốt nhất, chứ không phải kỹ năng trung bình của họ, mới là quan trọng. Chủ nghĩa tư bản đã phát triển chuyên nghiệp hơn vào các nhiệm vụ tách biệt (disaggregating tasks), nhân viên có thể tập trung vào những gì họ làm tốt nhất, và các nhà quản lý đang phải chịu sức ép để tạo cơ hội cho những người xuất sắc (brilliant outliers). Điều này dẫn tới chuyên môn hóa cao hơn, kết hợp với các nhu cầu bức thiết về chuyên môn trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, goi là những nhân viên STEM (science-technology-engineering-mathematics), cho thấy triển vọng về nhân viên tự kỷ sẽ gia tăng trong những thập kỷ tới. Nếu thị trường có thể bỏ qua những điểm yếu của họ thì họ sẽ đạt được tài năng tự nhiên của mình.

Daron Acemoglu, nhà kinh tế tại MIT, và là đồng tác giả cuốn sách 'Tại sao các quốc gia thất bại' (Why Nations Fail) cho biết: "Chuyên môn hóa, một phần là việc sử dụng tốt các kỹ năng của những người có một loại kỹ năng rất cao mà những người khác không có." Nói cách khác, hoàn toàn có thể sinh lợi từ việc làm công việc mà những người khác không có những kỹ năng hay đơn giản là không quan tâm.

Tuy nhiên, khi Sonne cố gắng gây dựng công việc kinh doanh của mình tại Hoa Kỳ, ông phải đối mặt với những thách thức thực tế. Ví dụ, ở Đan Mạch, Chính phủ trợ cấp một số các chi phí phụ cho việc quản lý nhân viên mắc chứng tự kỷ, và trả tiền cho Specialisterne để công ty có thể trả lương toàn thời gian cho nhân viên của mình mặc dù họ chỉ làm việc bán thời gian. Specialisterne trả tiền cho tư vấn viên của mình tại Đan Mạch từ $22 và $39 một giờ, mức lương được đàm phán với công đoàn, và tại Delaware công ty dự định bắt đầu với mức lương từ $20 và $30 một giờ. Và dù hai tổ chức từ thiện ở Delaware đã cam kết dành 800.000 USD cho Specialisterne, Sonne ước tính rằng công ty sẽ cần 1,36 triệu USD và mất khoảng ba năm để việc kinh doanh có thể tự duy trì.

Một thách thức khác liên quan đến kỳ vọng. Ấn tượng mới về việc những người tự kỷ là những người cực kì thông minh (brainiacs), có bộ óc đặc biệt (endowed with quirky superminds) cũng sai lầm tương tự như những giả định cũ về việc những người tự kỷ không bình thường về thần kinh (mentally disabled), Sonne nói. Những người tự kỷ, cũng giống như mọi người khác, có các khả năng và mối quan tâm đa dạng, và Specialisterne không thể tuyển dụng hết tất cả. Hầu hết mọi người được Specialisterne đánh giá ở Đan Mạch không có những phẩm chất đòi hỏi ở một tư vấn viên - họ gây quá nhiều rắc rối, quá miễn cưỡng để làm việc trong văn phòng hoặc đơn giản là thiếu kỹ năng cụ thể mà Specialisterne yêu cầu. Công ty chỉ thuê khoảng một phần sáu những người đàn ông và phụ nữ mà công ty đánh giá.

April Schnell, người đang thực hiện nỗ lực của Specialisterne ở Midwest, có một đứa con trai mắc chứng tự kỷ, nói với tôi rằng cô ấy đã đến Copenhagen để dự một hội nghị được tổ chức bởi công ty cho các tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới. Một ngày, cô và những người khác được trao bộ Mindstorms được sử dụng để đánh giá các ứng cử viên. Khi cô cố gắng giải quyết một trong các bài tập khó hơn, cô nhận ra rằng con trai 15 tuổi của mình, Tim, thấy công việc không hứng thú và quá khó: Specialisterne có lẽ không phải là câu trả lời cho em. Bà nói "Tôi nhận thấy có một khoảng cách ở đây, tôi cảm thấy buồn."

Một buổi tối thứ Sáu, Sonne lái xe đưa tôi đến nhà của mình ở phía tây nam của Copenhagen, đi qua xuyên qua trận mưa xối xả (whipping) và những thời khắc cuối cùng tắc đường giờ cao điểm. Lars đang chờ ở cửa để chào đón chúng tôi. Bây giờ 16 tuổi, Lars trông như một yêu tinh trong truyện của nhà văn Tolkien - gầy, tóc vàng với da rất nhạt. Em cởi mở ngay từ đầu, mong muốn đưa tôi đi một vòng ngôi nhà, nhưng chỉ liếc nhìn khuôn mặt tôi mà thôi.

Lars có thái độ đáng yêu của em bé ít hơn nhiều tuổi. Vài lần, em trìu mến xoa đầu bố, mái tóc ngắn mỏng, và gọi chỗ hói là "ông Trăng". Em kể về xe lửa, và trong bữa tối, Annette nhẹ nhàng nói với em rằng chúng tôi có thể không muốn nghe quá nhiều về các công ước quốc tế về tín hiệu giao thông. Tôi chơi với Lars một vài ván cờ vua tốc độ trong phòng khách. Chẳng bao giờ có kết quả bất ngờ, nhưng có lúc, em cảnh báo một cách nghiêm túc: "Hãy cẩn thận đừng làm suy yếu vị trí quân vua một cách không cần thiết." Nhưng đã quá muộn. Sau khi chúng tôi cất các quân cờ đi, tôi khen em về những nước đi cuối cùng, một đợt tấn công lợi hại nhưng rất đẹp bằng các quân xe (rooks), tượng (bishop) và mã (knight) - và em xoay một điệu ballet, giang đôi tay. Tôi nói đùa với gia đình là tôi cảm thấy kém như nào khi thua cuộc, và Lars bước tới và đặt tay lên vai tôi, an ủi. Tôi đề nghị, cho chú một trận tái đấu chứ? "Không," em hồn nhiên nói.

Khi tôi hỏi em nghĩ gì về công ty của bố mình, em nói rằng em đã chơi với robot trong bộ Mindstorms, nhưng không coi mình làm việc ở đó. "Cháu muốn là một người lái tàu hỏa" Lars nói. "Đó là công việc đẹp nhất nước. Chú sẽ có thể kiểm soát rất nhiều mã lực. Ai lại không muốn làm điều đó cơ chứ? "

Ban đầu, mục đích của Thorkil là thuyết phục các công ty công nghệ cao Đan Mạch thuê nhân viên mắc chứng tự kỷ của mình. Bây giờ ông muốn tất cả các kiểu công ty, ở mọi nơi trên thế giới, đều học hỏi từ những gì Speecialisterne đang làm. Ông cho rằng nếu ông thành công, thì có lẽ công ty đường sắt quốc gia sẽ xem xét việc thuê một ứng cử viên như con trai mình, miễn là anh ta có kỹ năng phù hợp.

Chắc chắn ông thấy việc có một công việc đúng khả năng đã thay đổi các nhân viên mắc chứng tự kỷ như thế nào. Trước khi đến Specialisterne, Iversen, người làm việc tại TDC, đã thất nghiệp trong 12 năm, suốt ngày chỉ ngủ vào buổi sáng và lướt mạng vào ban đêm. Niels Kjaer từng làm việc như một nhà vật lý học, nhưng nhận được chẩn đoán chứng tự kỉ sau khi trở nên trầm cảm lâm sàng (clinically depressed) vì không được nhận làm công việc nghiên cứu. Ông đến Specialisterne khi nghỉ ốm từ một công việc lái xe taxi và hiện nay ông làm việc cải thiện công nghệ xếp hạng trứng khi chúng đi qua trên một băng tải.

Christian Andersen, người làm việc tại Lundbeck, một công ty dược phẩm, bị bắt nạt và đánh đập trong nhiều năm qua khi còn là một nam sinh. Anh nhận được chẩn đoán chứng tự kỉ ở tuổi 15, khi sợ mình có thể tự tử nên đã vào bệnh viện. Sau khi học xong trung học - lấy cảm hứng từ một giáo viên giống Hemingway người khuyến khích (regaled) học sinh của mình với những câu chuyện khám phá thiên nhiên (outdoor exploits) - Andersen đã thử trường dạy nghề vẽ tranh phong cảnh. Nhưng anh bị choáng ngợp bởi yêu cầu phải học lái xe. Anh thử một trường công nghệ khác, nhưng thất bại, trở nên chán nản và bị suy nhược (breakdown) vào năm 2005. Andersen đã sống ở nhà mà không có triển vọng, chỉ chơi điện tử. Anh thậm chí không thể có việc tại cửa hàng tạp hóa. Cuối năm đó, cha mẹ của anh khuyến khích ứng tuyển vào Specialisterne.
Christian Andersen trong văn phòng của mình ở công ty dược phẩm, Copenhagen.

Tôi cùng đi xe buýt với Andersen một buổi sáng đến trụ sở chính Lundbeck ở phía bên kia thành phố. Đi trên chiếc xe buýt thành phố màu vàng, chúng tôi nói chuyện về các trò chơi điện tử. Anh vẫn còn đam mê Halo, nhưng cảm thấy bực bội về Diablo 3. "Bạn rẽ một góc và - splat! - Bạn chết mất xác." Khi chúng tôi gần đến văn phòng, câu chuyện chuyển về công việc của anh. Anh nói chuyện với cái nhìn sâu sắc đáng ngạc nhiên về tầm quan trọng tâm lý của công việc. "Tôi đã trưởng thành rất nhiều như một người bình thường," Andersen nói. "Tôi đã trở nên tự tin hơn". Công việc cho phép anh chuyển ra khỏi nhà của bố mẹ và đến ở một căn hộ. Sau một thời gian, Andersen thông báo với tôi, anh "bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cơ thể." Không phải có ai đó dậy anh mà chỉ là quan sát mọi người "khỉ nhìn, khỉ bắt chước." (monkey see, monkey do.)

Khi anh bắt đầu tại Lundbeck, anh thường xuyên lo lắng vì sợ phạm lỗi. Bây giờ anh ít bị stress hơn và dễ dàng xua tan căng thẳng chỉ với một cuộc gọi điện cho huấn luyện viên tại Specialisterne. Anh thừa nhận cảm thấy tự hào, đã tiến triển bước đường dài. Anh đã xúc động khi gần đây được mời tham gia cùng đồng nghiệp văn phòng đi chơi bowling sau giờ làm việc. Tuy nhiên, anh không suy nghĩ nhiều về các khía cạnh công việc nữa. Andersen nói "Tất nhiên là tốt, nhưng có một điều gì như là "lại nữa rồi' (here we go again). Suy cho cùng, đây cũng chỉ là một công việc."

Gareth Cook là người đoạt giải Pulitzer, bình luận viên cho The Boston Globe và biên tập viên của "Best Americans Infographics'' (mùa thu 2013).

Sơn Phạm
New York Times

Bố mẹ đã thực sự lắng nghe con mình?
Hai chứng trẻ thường mắc do cha mẹ và thầy thuốc thiếu hiểu biết
Người xưa cảnh tỉnh
Tags: idea

7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc