Phải chăng nước Đức đang đi theo vết xe đổ của Mỹ tại Hội nghị Bretton Woods?

John Maynard Keynes (giữa) cùng với Stepanov của Liên bang Xô Viết và Vladimir Rybar của Nam Tư tại Hội nghị Bretton Woods tháng 7/1944. Ảnh: AP Photo.

By Benn Steil / Phương Thùy dịch, Sơn Phạm (hiệu đính)

Khi thành lập hệ thống tiền tệ thế giới Bretton Woods vào năm 1944, nước Mỹ với vai trò là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới đã nhắm tới mục tiêu khôi phục hệ thống tỷ giá hối đoái cố định bằng cách đưa ra một thỏa thuận mới trong quan hệ tiền tệ với các quốc gia thiếu nợ hoặc bị chiến tranh tàn phá (war-torn, debt-ridden), một thỏa thuận được hỗ trợ bởi những khoản vay ưu đãi (concessionary) bằng đô la Mỹ từ Quỹ Tiền Tệ thế giới mới.

Hiện nay, Đức cũng đang nỗ lực vực dậy (resuscitate) các nước ngoại vi (periphery) của khu vực đồng euro bị tác động xấu của khủng hoảng theo cách tương tự, và có lẽ chúng ta cần nhìn lại quá trình hình thành hệ thống Bretton Woods để xem liệu rằng những nỗ lực này của Đức sẽ mang lại kết quả ra sao.

Trước khi tham gia đàm phán với 43 đoàn đại biểu của các quốc gia khác tại Bretton Woods, Harry Dexter White, chuyên viên cao cấp của Bộ Tài Chính Mỹ và cũng là ‘kiến trúc sư’ của hội nghị này, đã cảnh báo với các đại biểu Mỹ rằng: Các quốc gia khác tin rằng Mỹ sẽ sớm ‘gây áp lực đối với hệ thống tiền tệ của các nước trên thế giới’ bằng cách ‘làm lũng đoạn nhiều thị trường trên thế giới hơn và sẽ ở vị thế phát triển của một quốc gia xuất siêu’. Và vì vậy, các quốc gia khác sẽ yêu cầu Quỹ Tiền tệ thế giới IMF kêu gọi Mỹ ‘đưa ra một chính sách nhằm ít gây áp lực hơn đối với tỷ giá của các quốc gia đó cũng như cho phép họ có thể bán được nhiều hàng hóa hơn tại Mỹ’.

Mỹ sẽ không bao giờ chịu sự can thiệp như vậy. White nói: ‘Chúng ta hoàn toàn cứng rắn (adamant) về vấn đề này. Chúng ta không bao giờ chấp nhận điều đó”. John Maynard Keynes, trưởng đoàn đại biểu vương quốc Anh và các đại diện của các quốc gia đi vay khác muốn 'chúng ta phải trả lãi suất với vai trò là người cho vay'. Nhưng quan điểm của Mỹ hoàn toàn ngược lại, White nói, 'chúng ta muốn họ phải trả lãi suất'.

Ngăn chặn phá giá
White giải thích, lý do là bởi IMF 'được thành lập vì một mục đích đặc biệt, đó là ngăn chặn tình trạng phá giá để cạnh tranh giữa các đồng tiền'. Vì vậy, tỷ giá hối đoái cố định sẽ là trọng tâm của hệ thống tiền tệ hậu chiến để ngăn chặn các quốc gia phá giá đồng tiền để thoát khỏi thâm hụt thương mại. IMF chỉ cho các quốc gia gặp khó khăn trong việc bù đắp thâm hụt được vay trong ngắn hạn.

Tại sao Mỹ lại là quốc gia đề xuất hệ thống như vậy? Bởi vì Mỹ kiểm soát gần 80% lượng vàng của thế giới lúc bấy giờ. White giải thích, lượng vàng tại kho vàng Fort Knox chính là lý do tại sao chúng ta thống trị nền tài chính của thế giới bởi vì chúng ta có công cụ tài chính để có thể mua bất cứ một đồng tiền nào mà chúng ta muốn. Nếu chỉ nước Anh hay bất cứ quốc gia nào khác đề xuất hệ thống này thì mọi chuyện chắc chắn sẽ khác'.

Nhưng chính vị thế lớn mạnh của Mỹ đã khiến cho nhiều quốc gia đối lập trong Hội nghị đặt câu hỏi về mục đích của quốc gia này. Tạp chí Christian Science Monitor đã từng viết 'Một người Mỹ bình thường không cần biết rằng phần lớn lượng vàng của thế giới đã được cất giữ an toàn ở Kentucky. Khi các chuyên gia từ các quốc gia khác đến để bàn về tiền bạc, các khoản vay, thương mại và trả nợ thì những người không chuyên (uninitiated) ấy sẽ có một cảm giác không thoải mái khi nghĩ rằng nơi cất giữ ấy (pantry) có thể có trộm'.

Những quan điểm trên đã không nhận thấy rằng nếu cảm thấy không thỏa mãn, các quốc gia khác có một lựa chọn dự phòng (fallback option) khả thi. Keynes 'đã chỉ ra rằng nước Anh có thể sẽ buộc phải viện đến một số phương thức không thể chấp nhận được để thúc đẩy ngoại thương nếu như kế hoạch tiền tệ nêu trên bị từ chối'. thời báo Washington đưa tin 'Keynes cho biết, quay trở về với hệ thống hàng đổi hàng có lẽ là phương án thay thế duy nhất trước mắt và có thể được thực hiện như 'một mẹo cuối cùng' (last expedient). Đó là khả năng mà nước Mỹ chắc chắn không muốn trở thành hiện thực. Người Anh có thể bị 'sụp' (vì họ thiếu công cụ tài chính để trả các khoản nợ nước ngoài) nhưng họ lại không thiếu những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hàng hóa vào thị trường nước khác.

Lựa chọn thay thế tồi
Trong nhiều năm trước đó, nước Đức cũng đã thực hiện cách này, kêu gọi những người nước ngoài nắm giữ đồng mark đổi lấy hàng hóa Đức. Nước Anh cũng có thể làm tương tự, để đồng bảng Anh có thể chuyển đổi sang bất cứ hàng hóa nào mà nước Anh muốn đưa vào thị trường nội địa. Là một nhà phê bình chính trị, Walter Lippmann đã viết nếu như các quốc gia khác không thỏa mãn với những điều khoản mà Mỹ đưa ra ‘họ có một lựa chọn thay thế cho hệ thống thương mại quốc tế chung mà Mỹ muốn thành lập. Lựa chọn đó chính là thương mại có kiểm soát của chính phủ, trên nền tảng song phương hoặc hàng đổi hàng. Đây không phải là một lựa chọn tốt và nếu nó được áp dụng thì thế giới sẽ càng nghèo nàn và bất ổn hơn”. Nhưng Mỹ cần phải nhận thức được rằng có phương án thay thế như vậy.

Lippmann đã đúng. Mặc dù các chính sách tài chính tiền tệ có lợi cho quốc gia cho vay của Mỹ đã được thông qua tại Bretton Woods nhưng cũng không nhờ vậy mà Mỹ có thể phát triển nhanh chóng sau chiến tranh. Chỉ đến năm 1948 khi chính sách Marshall thay thế chính sách cho vay hỗ trợ của Mỹ đối với các khoản vay của IMF thì các nước vay nợ bị chiến tranh tàn phá ở Châu Âu mới hồi phục và là nền tảng cho một hệ thống thương mại quốc tế mới ra đời.

Hiện nay nước Đức cũng đang khăng khăng thực hiện một chính sách chú trọng người cho vay tương tự để khôi phục khu vực đồng euro với những khoản vay mới để trả các khoản vay cũ trong khi các nước đi vay buộc phải cắt giảm chi tiêu, tiền lương để phù hợp với tỷ giá hối đoái cố định. Lippman, nếu còn sống, chắc chắn sẽ cảnh báo rằng sự cắt giảm chi tiêu khắc khổ dường như vô tận áp đặt lên miền Nam Châu Âu cuối cùng sẽ dẫn tới phản ứng chính trị tiêu cực khiến cho khu vực này bất ổn. Chẳng bao lâu nữa, nước Đức sẽ phải chọn: hoặc Kế hoạch Marshall cho (các nước) miền Nam, hoặc sự sụp đổ kinh tế và chính trị của khu vực đồng euro.

(Benn Steil là Giám đốc Kinh tế học quốc tế tại Hội đồng Ngoại giao và là tác giả của cuốn 'Cuộc chiến tại Bretton Woods: John Maynard Keynes, Harry Dexter White, và trật tự thế giới mới' - 'The Battle of Bretton Woods: John Maynard Keynes, Harry Dexter White, and the Making of a New World Order.')

Bloomberg

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc