Khởi đầu của sự kết thúc Cấm Sản xuất rượu

Tháng Hai năm 1933, Quốc hội đã bỏ phiếu để bãi bỏ lệnh Cấm Sản xuất, Vận chuyển và Buôn bán Rượu, chuyển quyết định cho các bang phê chuẩn (ratification). Nguồn: Youngstown Vindicator

Trong mục Đại Khủng hoảng tuần này, tháng 2/2013 giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể về việc: sau 13 năm áp dụng lệnh Cấm Sản xuất, Vận chuyển và Buôn bán Rượu (Prohibition), các ngành công nghiệp bia, rượu ở Mỹ tràn trề hi vọng phục hồi kinh doanh vào đầu năm 1933.

Ngày 9 tháng Một, vài ngày sau khi một nghị quyết để bãi bỏ Tu chính án số 18 tới một ủy ban Thượng viện Mỹ, một nghiệp đoàn (syndicate) của Canada đã mua một nhà máy bia đóng cửa ở Hartford, Connecticut. Tin tưởng rằng lệnh Cấm rượu đã gần kết thúc, Tập đoàn nhập khẩu Pilsner Urquell của Tiệp Khắc đã mở một công ty con phân phối bia ở Mỹ không lâu sau đó.

Các nhà đầu tư hình dung sự phục hồi nhanh chóng của một thị trường béo bở. Giờ đây, câu hỏi duy nhất là, 'Sẽ mất bao thời gian?'

Xét đến các khó khăn trong việc sửa đổi Hiến pháp, những thất thường (capriciousness) của nền chính trị thời Đại Khủng hoảng và động lực sục sôi (heated emotional) của lệnh Cấm Sản xuất, Vận chuyển và Buôn bán Rượu, câu trả lời rất khó đoán (anyone's guess).

Về mặt lập pháp, việc hình thành hay bãi bỏ một Tu chính án không phải nhiệm vụ đơn giản. Nghị quyết đầu tiên phải được thông qua với hai phần ba số phiếu ủng hộ tại Hạ viện và Thượng viện. Sau đó nó được gửi đến tất cả các bang để phê chuẩn theo đa số tại các cơ quan lập pháp của họ hoặc tại các hội nghị được bầu lên đặc biệt. Chỉ khi ba phần tư các bang (năm 1933, tổng cộng là 36 trong số 48 bang) thông qua thì việc sửa đổi mới được chấp thuận.

Và 'trò chơi chính trị' của việc bãi bỏ này khó khăn (daunting) như vậy. Mặc dù các ứng cử viên ủng hộ lệnh Cấm Sản xuất, Vận chuyển và Buôn bán Rượu hầu hết bị thất bại trong cuộc bầu cử mùa Thu, những người tán thành cấm rượu (drys) không hề chán nản (dispirited). Nhà truyền giáo nổi tiếng New York - Norman Vincent Peale tấn công Tổng thống mới đắc cử Franklin D. Roosevelt vì cho rằng doanh thu thuế từ việc hợp pháp hóa rượu sẽ cân bằng ngân sách liên bang.

Những người cấm rượu (Prohibitionists) bắt đầu chuẩn bị các đạo luật cấm quảng cáo rượu, đặc biệt là các chương trình phát thanh được nhà máy bia tài trợ, và cấm bán rượu trong phạm vi bán kính 300 mét từ bất kỳ nhà thờ hay trường học nào. Những người thỏa hiệp (Compromisers) yêu cầu (clamor) cho phép chỉ có bia nồng độ thấp (3%) lưu thông trên thị trường còn cấm rượu vang và rượu mạnh. Phát ngôn viên của Pilsner Urquell lập luận rằng những hạn chế tương tự như ở châu Âu này đã chỉ dẫn đến việc tiêu thụ nhiều hơn rượu mạnh, mà ở Mỹ có lẽ sẽ là rượu lậu (moonshine), mà thôi.

Quốc hội thứ 72 sắp mãn hạn (lame-duck) đã bắt đầu quá trình bãi bỏ vào tháng Một. Thượng nghị sĩ John Blaine, thành viên đảng Cộng hòa ở Wisconsin, đã đệ trình một nghị quyết ngay sau vài ngày đầu năm mới đề xuất việc sửa đổi để chuyển luật lệ rượu cho các bang. Tại các bang, nơi nghị quyết (bãi bỏ) không được thông qua, Chính quyền liên bang sẽ tiếp tục tài trợ việc thực hiện lệnh Cấm rượu.

Cả hai phe ủng hộ (drys) và phản đối (wets) đã rất giận dữ. Phe phản đổi (wets) muốn một bãi bỏ tuyệt đối; phe ủng hộ (drys) muốn không có bãi bỏ hoặc, ít nhất là, một điều khoản chỉ cho phép bia nồng độ thấp. Cả hai phe cho rằng tranh cãi (wrangling) tại Quốc hội sẽ trì hoãn hành động này vô thời hạn. Tuy nhiên, cả hai đều là sai lầm. Phó Tổng thống mới đắc cử John Nance Garner, thời điểm đó là Chủ tịch (speaker) Hạ viện, đã cam kết rằng nếu một nghị quyết của Thượng viện tới bàn làm việc của ông, ông sẽ đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng và nghị quyết sẽ được thông qua. Gạt sang một bên các phản đối thủ tục và từ chối thêm sửa đổi, Thượng viện đã thông qua việc bãi bỏ - với tỉ lệ 63-23 - vào ngày 16 tháng Hai. Garner sau đó đưa nghị quyết không sửa đổi nhiều tới Hạ viện và kêu gọi quyết định. Bốn mươi phút sau, Hạ viện bỏ phiếu 289-121 để chuyển nghị quyết bãi bỏ tới các bang để phê chuẩn.

Những người ủng hộ (lệnh Cấm) vẫn tự tin rằng hơn chục bang chống rượu (anti-booze) sẽ kiên định ở miền Nam và miền Trung Tây, nhưng tờ New York Times đưa tin chỉ có 11 bang phản đối hay nghi ngờ.

Giai đoạn 2 của quá trình bãi bỏ đã bắt đầu.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc