Gian lận y tế ở Mỹ: Tiền nằm ở đây chứ đâu

Scott Walker, the goggle-eyed homunculus. Photo courtesy DonkeyHotey.

Người ta đã cống cho bọn tội phạm 272 tỉ đôla mỗi năm như thế nào?

Y khoa vẫn còn nhiều điều mơ hồ (hazy) chưa sáng tỏ nhưng các bác sĩ đều nhất trí rằng nếu bệnh nhân đang chảy cả lít máu ra thảm thì điều đầu tiên phải làm là cầm máu (stanch) lại. Điều này cũng hoàn toàn đúng với hệ thống y tế. Nếu bọn lừa đảo (crook) đang gây thất thoát ngân quỹ thì đã đến lúc phải thắt chặt kiểm soát.

Ở Mỹ, quy mô tham nhũng y tế là không thể tưởng tượng được. Theo Donald Berwick, sếp cũ của Medicare và Medicaid (các chương trình y tế công cộng cho người già và người nghèo), nước Mỹ mất khoảng 82 tới 272 tỉ đôla trong năm 2011 do gian lận và lạm dụng ngân quỹ y tế. Con số này tương đương với khoảng 10% tổng chi tiêu cho y tế và bằng 1,7% GDP – như thể lũ trộm cướp đã kiếm được số tiền bằng cả bang Tennessee hay gần gấp đôi ngân quỹ của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (Britain’s National Health Service -NHS).

Những kẻ lừa đảo ưa thích y tế Mỹ vì hai lí do. Thứ nhất, như Willie Sutton từng nói về các ngân hàng, đó là nơi có tiền – không nước nào khác chi nhiều tiền như vậy cho thuốc men và khám chữa bệnh. Thứ hai, không như ngân hàng, (ngân quỹ) ngành y gần như chẳng được canh gác.

Một số trò lừa đảo (scam) rất đơn giản. Bệnh nhân đòi hưởng những phúc lợi mà họ không có quyền được nhận; các nhà cung cấp yêu cầu Medicaid thanh toán cho những dịch vụ không tồn tại như một bác sĩ gần đây đã bị cáo buộc viết hóa đơn khống 1.000 xe lăn điện. Những âm mưu phức tạp hơn liên quan tới cả các công đoàn và hiệp hội bệnh nhân. Dân lừa đảo thường tới các nhà dưỡng lão tìm những người già đồng ý nhận vài trăm đôla để các nhà thuốc cung cấp thuốc cho họ rồi gửi hóa đơn những thứ thuốc đắt hơn nhiều cho Medicare. Các băng nhóm tội phạm đang chuyển từ cocaine sang thuốc kê theo đơn – tiền lãi như nhau (as juicy) mà ít khả năng bị bắt hay thanh toán. Một phòng khám ở New York bị cáo buộc đã viết đơn thuốc khống (bogus) hơn 5 triệu viên thuốc giảm đau (painkiller) rồi tuồn ra ngoài với giá 30 – 90 đôla/viên. Những tên trộm danh tính nhận ra rằng hồ sơ y tế còn giá trị hơn cả số thẻ tín dụng. Lấy trộm thẻ tín dụng thì nạn nhân sẽ biết ngay; trong khi đó, photo thẻ Medicare thì có thể móc tiền của Chú Sam cả đời (for ages) mà không bị phát hiện.

Thật khó mà đảm bảo an toàn cho một hệ thống lớn như thế: các nhà thầu của Medicare phải xử lý 4,5 triệu yêu cầu mỗi ngày. Nhưng những rối rắm vô nghĩa càng gây thêm khó khăn. Liệu Medicare có thật sự cần 140.000 mã hóa đơn theo dự kiến vào năm sau, bao gồm cả 10 cái cho các chấn thương trong nhà lưu động và 9 cho các vụ bị rùa tấn công? Sự kết hợp thảm họa giữa năng lực kém cỏi và bế tắc (gridlock) chính trị đã khiến vấn đề càng tồi tệ. Medicare không kiểm tra xem các nhà cung cấp mới có liên hệ với các công ty bị phát hiện tham nhũng trước đây không (tuy một dự luật mới nhằm tới việc sửa chữa điều này). Các chuyên gia về chống gian lận từ lâu đã yêu cầu chính phủ bỏ số An sinh xã hội khỏi thẻ Medicare để hạn chế trộm cắp danh tính nhưng không có kết quả.

Bắt đầu bằng cách đóng cánh cửa an toàn
Một giải pháp rất hiển nhiên: trấn áp lũ tội phạm. Obamacare, bất chấp những lỗ hổng, vẫn có một số biện pháp hữu ích. Các nhà cung cấp bị kiểm tra kĩ hơn. Khi Medicaid đưa một nhà cung cấp gian lận vào sổ đen, thông tin này cũng được chia sẻ với Medicare – trước đây thì không được như vậy. Với mỗi đôla chi cho việc điều tra gian lận y tế, người đóng thuế thu lại được 8 đôla. Vì vậy ngân sách cho các thám tử nên được tăng thêm thay vì co lại như hiện nay.

Nhìn rộng hơn thì vấn đề là y tế Mỹ cần phải được đơn giản hóa. Dù có hạn chế gì thì Dịch vụ y tế (mỗi nhà nước chi trả, single-payer) quốc gia Anh vẫn đơn giản hơn, rẻ hơn và tương đối khó gian lận. Bác sĩ được trả tiền để bảo vệ sức khỏe người dân, không phải cho những thứ họ làm thêm nên không kiếm được thêm tiền bằng các kiểm tra hay phẫu thuật không cần thiết chứ chưa nói tới kê hóa đơn khống.

Như thế là quá ‘chủ nghĩa xã hội’ với nước Mỹ chăng? Thế thì hãy đơn giản hóa những gì còn lại, giảm (scale back) những ưu tiên về thuế y tế cho người giàu và cung cấp cho người dân tài khoản y tế để họ theo dõi tiền chi cho việc chữa trị của mình. Suy cho cùng, nghiên cứu của tiến sĩ Berwick cho thấy phức tạp hành chính và điều trị không cần thiết còn gây lãng phí hơn cả gian lận. Có lẽ đấy mới là tội ác đích thực.

Đăng Duy
The Economist


Tags: economics

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc