Từ QE đến QEternity

langdu vừa dịch bài về tiết kiệm doanh nghiệp quá cao ở Nhật Bản, thì đọc được bài về phát súng của NHTW Nhật 'sẽ đánh thuế tiết kiệm dôi dư của doanh nghiệp', nên share với các bạn:

...
Hôm mùng bốn vừa qua, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Haruhiko Kuroda lập tức bắn pháo lệnh: làm như cũ mà theo kiểu mới với cường độ vũ bão. Như cũ là tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng, gọi là Quantitative Easing hay QE. (in bạc bơm tiền, Nhật đã phát minh liều thuốc bất thường này từ năm 2001, dưới tên gọi "ryoteki kin'yu kawa".)

Thống đốc Kuroda công bố: "Nhật cố đạt lạm phát 2% trong hai năm tới; muốn vậy, mỗi tháng mua vào 70% lượng trái phiếu phát hành, bằng 1% của Tổng sản lượng; để nhân khối tiền tệ hơn gấp đôi, từ 29% lên 56% Tổng sản lượng; với hướng thiên về trái phiếu dài hạn và cả loại "biến phiếu" derivatives trên thị trường địa ốc; sẽ đánh thuế tiền tiết kiệm dư dôi của doanh nghiệp; và duy trì chính sách này cho đến khi hiệu quả."

Sự thật bên dưới là Chính quyền Nhật vừa dọa là sẽ để lạm phát tăng 2% và sẽ làm hạ phân lời trái phiếu. Khi giá không tăng mà hàng năm còn giảm đều 0,2% từ 13 năm nay, biện pháp này là cú điện giựt: cứ ghim tiền trong túi mà không xài thì đồng tiền sẽ mất giá. Với giới đầu tư tài chánh, chính sách ấy khiến họ phải tìm phân lời cao hơn ở xứ khác, hoặc đầu tư vào bất động sản.

Bất thường hơn nữa là cường độ vũ bão: lượng tiền vĩ đại được trù tính bơm ra là 200 tỷ đô la một tháng, so với 85 tỷ mà Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã thông báo. Nhắc lại cho rõ, năm năm qua, ba đợt QE của Mỹ đã tăng khối tiền tệ khoảng 15% Tổng sản lượng Hoa Kỳ. Nhật tính chạy nước rút, làm gấp đôi, tăng 30%, nội trong hai năm tới. Và cho biết là sẽ còn làm hơn thế, nếu thấy cần thiết.
...

Đọc thêm giải thích của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa ở đây, để thấy thị trường chứng khoán Nhật tăng vọt, nhất là cổ phiếu của các quỹ đầu tư về địa ốc, đồng yen sụt mạnh (cứu nguy kinh tế nhờ hối suất thấp, bán hàng giá rẻ), ngón võ của Abe là mũi tên bắn ngược vào Nam Hàn, và các câu hỏi đặt ra về biện pháp này: nạn bể bóng cổ phiếu, địa ốc những năm 1990s liệu có lặp lại; có kịp đảo ngược chính sách khi đạt chỉ tiêu lạm phát? Và sau cùng là cải cách chế độ ruộng đất và phá vỡ thế lực bảo hộ của nông gia để đưa Nhật Bản vào vòng đàm phán tự do mậu dịch xuyên Thái bình dương TPP (rủi ro chính trị lớn vì xưa nay thành phần này là nhóm lợi ích đã nuôi và nắm đảng LDP trong tay).

Bài trước: Cách mạng chính sách chưa trọn vẹn ở Nhật Bản

Có ai vẫn đang đầu tư ở Nhật Bản?
Bất bình đẳng thế hệ ở Nhật Bản
Nguyên nhân Nhật Bản chấp nhận giảm phát
Lời nguyền tỉ giá
Từ đỉnh cao tới vực sâu
Tags: japan

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc