Nước Mỹ làm thất bại Hội nghị Kinh tế Thế giới năm 1933 như thế nào?

Lãnh đạo các nước trên thế giới nhóm họp tại London vào tháng Sáu năm 1933 nhằm cố gắng đưa nền kinh tế của họ thoát khỏi cuộc Đại Khủng hoảng. Nguồn: AP Images

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về việc mùa Xuân năm 1933, thương mại toàn cầu đang bị huỷ hoại bởi những chính sách kinh tế dân tộc chủ nghĩa nhằm đối phó với cuộc Đại Khủng hoảng, bao gồm việc phá giá đồng tiền, tăng thuế nhập khẩu và giảm giá.

Sau một năm lập kế hoạch, 66 quốc gia đã tề tựu tại London vào tháng Sáu để tham dự Hội nghị Kinh tế Thế giới nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế hơn nữa.

Các nước, trước đó, đã tìm cách để bảo vệ nền kinh tế của mình bằng cách hạn chế nhập khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, một chiến lược gọi là 'tự cung tự cấp' (autarky). Để bù lại giá rẻ hơn của đối thủ, các nước đã tăng thuế nhập khẩu, và hàng hóa bị đình trệ trong khi giá cả tiếp tục sụt giảm.

Các quốc gia đã từ bỏ chế độ bản vị vàng cố gắng giảm tỉ giá đồng tiền như một cách để làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn và trợ giúp các doanh nghiệp trong nước. Giao dịch trên thị trường đã khiến những đồng tiền thả nổi thay đổi bất thường. Nước Pháp vẫn trong chế độ bản vị vàng, hy vọng tránh được sự hỗn loạn tiền tệ.

Tỷ giá hối đoái thay đổi cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản nợ quốc tế. Khi một đồng tiền cần để trả nợ lên giá, việc thanh toán tài khoản sẽ trở nên khó khăn hơn, nếu đồng tiền đó mất giá, thanh toán tài khoản sẽ dễ dàng hơn.

Tại lễ khai mạc hội nghị, Vua George V nói với các đại biểu: 'Sự phụ thuộc lẫn nhau và giá trị của việc hợp tác giữa các quốc gia đã được công nhận. Đây là thời khắc để biến nhận thức mới về những lợi ích chung này thành cơ hội phục vụ nhân loại'.

Mục tiêu cốt lõi của cuộc họp là nhằm ổn định tiền tệ để góp phần chấm dứt cuộc chiến thuế quan và khôi phục thương mại. Tờ The Economist xác định câu hỏi trọng tâm: 'Liệu các chính khách đã sẵn sàng để thực hiện những thay đổi cần thiết trong các chính sách riêng của mình và có tầm nhìn xa, với nhận thức rằng mối lợi tiền tệ hiển nhiên có được từ sự thiệt hại của nước khác, thì cứ chín trong mười trường hợp, sẽ có hại đối với sự thịnh vượng của chính (nước) họ?'

Câu trả lời lại là 'Không', dù Ngoại trưởng Mỹ Cordell Hull kêu gọi tự do hóa thương mại lẫn nhau. Ngoại trưởng Hull lên án tình trạng hiện tại khi 'mỗi quốc gia đều đề xuất bán nhưng không mua, xuất khẩu nhưng không nhập khẩu, và làm giàu trên thiệt hại của nước khác.'

Tuy nhiên, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã từ chối cam kết đóng băng tiền tệ, và các lãnh đạo Thượng viện đã bác bỏ đề xuất của Ngoại trưởng Hull và các nhà lãnh đạo hội nghị khác về việc giảm thuế nhập khẩu đồng loạt 10%. Sự sụp đổ hợp tác từ nước Mỹ khiến các lãnh đạo khác trên thế giới thất vọng tràn trề (dreadful disappointment).

Tờ báo Western Mail ở Perth, Australia, đưa ra một phân tích sắc nét về 'các lực lượng vô hình đã ám ảnh" hội nghị: Liệu nước Mỹ sẽ đồng ý hủy các khoản nợ chiến tranh? Liệu 'người dân Mỹ bình thường, những người cho rằng các nhà ngân hàng quốc tế phải chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra,' sẽ chấp nhận mức thuế thấp hơn, tăng nhập khẩu và tạo ra nhiều cạnh tranh hơn cho xuất khẩu? Liệu các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ sẽ phản đối? Những ai ở nước Mỹ muốn đồng đô la tăng, giảm bớt 'nỗi đau' của châu Âu, nhưng lại hạn chế xuất khẩu hàng của Mỹ ra nước ngoài?

Không phải doanh nghiệp và (cũng) không phải Quốc hội.

Bình luận viên Will Rogers nắm bắt ẩn ý dân tộc chủ nghĩa của nước Mỹ trong tờ 'Telegram' ngày 20 tháng Sáu. Ông viết, lý do duy nhất của hội nghị đó là nhằm 'hủy bỏ các khoản nợ phải trả cho nước Mỹ.' Các đại biểu sau đó mới có thể bắt tay vào việc giảm thuế quan của Mỹ và ổn định đồng đô la của Mỹ cao hơn mức giá của đồng tiền nước họ. 'Nếu mọi việc không hồi phục (pick up) ở nước họ, họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho nước Mỹ, và (sẽ lại) có một hội nghị khác.'

Kinh tế dân tộc chủ nghĩa ở Mỹ vẫn sống khỏe, còn hợp tác quốc tế đã chết.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc