Con người cần tư duy độc lập

Đầu thế kỷ XX, nhà tự nhiên học người Mỹ William Beebe đã vô tình được chứng kiến một cảnh lạ mắt trong khu rừng Guyana. Cả đàn kiến đông đúc cùng di chuyển theo một vòng tròn lớn. Vòng tròn có chu vi tới 1.200 foot và mỗi con phải mất hai tiếng rưỡi mới đi hết một vòng. Đàn kiến cứ đi quanh vòng tròn như vậy suốt hai ngày cho đến khi đa số gục xuống mà chết.

Những gì Beebe nhìn thấy các nhà khoa học gọi là "Vòng luẩn quẩn". Đường vòng này được tạo ra khi nhiều con kiến trong đàn nhận thấy chúng bị tách ra khỏi đàn. Vì kiến bị mù và lạc lối nên chúng theo một quy luật đơn giản: đi theo con kiến trước nó. Kết quả là chúng hình thành nên một vòng luẩn quẩn, vòng này thường chỉ bị phá vỡ khi một số con vô tình đi lộn xộn và những con phía sau đi theo.

Đàn kiến thường làm việc rất tốt. Không có con nào điều hành cả đàn. Không có con nào ra mệnh lệnh. Bản thân các cá thể kiến hầu như chẳng biết gì. Tuy nhiên, cả đàn lại rất thành công trong việc tìm kiếm thức ăn, xây tổ và sinh sản. Song, những công cụ đơn giản giúp loài kiến thành công được như vậy cũng chịu trách nhiệm về cái chết của những con bị rơi vào vòng luẩn quẩn. Sự di chuyển của mỗi con đều phụ thuộc vào con khác, chúng không thể hành động độc lập, nếu như hành động độc lập, chúng có thể sẽ có cơ hội thoát ra khỏi cuộc hành quân định mệnh.

Loài người không giống như loài kiến. Nói cách khác, tôi cho rằng loài người có thể là những người ra quyết định độc lập. Sự độc lập không có nghĩa là cô lập, mà có nghĩa là không bị ảnh hưởng của người khác. Nếu chúng ta độc lập thì các ý kiến của chúng ta, theo ý nghĩa nào đó, là của chính chúng ta. Chúng ta sẽ không hành quân tới cái chết theo vòng tròn chỉ vì người phía trước đi theo vòng tròn đó.

Điều này rất quan trọng vì trí tuệ tập thể của bất kỳ nhóm người nào - không giống với đàn kiến - cũng có khả năng đưa ra dự đoán chính xác hoặc quyết định đúng nếu mọi người trong nhóm độc lập với nhau.
P. 79 - The Wisdom of the Crowds

Thí nghiệm nhóm gây áp lực buộc các thành viên tuân theo
Con người cần tư duy độc lập
Thuyết Bằng chứng xã hội
Thí nghiệm con khỉ Imo về sự bắt chước
Chiến lược định giá Goldilocks
Thí nghiệm "Kẻ chen ngang"
Cuộc chơi được mất
Lý do hợp tác
Giao thông tại Singapore
Đám đông khích động
Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc