Thí nghiệm nhóm gây áp lực buộc các thành viên tuân theo

Thí nghiệm của Solomon Asch: ông yêu cầu nhiều nhóm người nhận xét về ba đường thẳng, xem đường thẳng nào trong số đó có cùng kích thước như đường thẳng có trên tấm thẻ trắng. Asch đã tập hợp các nhóm gồm từ 7 đến 9 người, một trong số họ là đối tượng thí nghiệm, những người còn lại cùng hợp tác với người làm thí nghiệm. Sau đó, ông cho đối tượng đứng vào cuối hàng và yêu cầu từng người cho ý kiến nhận xét. Trong thí nghiệm có 12 thẻ, đối với hai tấm thẻ đầu, tất cả mọi người trong nhóm đều đưa ra đáp án đúng như nhau về các đường thẳng. Tuy nhiên, từ tấm thứ ba trở đi, Asch yêu cầu những người cùng hợp tác chọn đáp án sai đi, chọn những đường không cùng kích thước với đường có trên thẻ, nhưng vẫn khẳng định chúng có cùng kích thước. Người là đối tượng trong thí nghiệm cuối cùng cũng có lựa chọn giống như những người khác, có thể nói anh ta đã tuyên bố một sự thật không giống như những gì anh ta nhìn thấy. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đây chính là nguyên nhân gây nên sự hoang mang. Các đối tượng đã không ý thức được việc họ thay đổi quan điểm của mình và quan sát các đường thẳng từ một góc nhìn khác. Chính vì vậy, họ đã đứng lên để nhìn kỹ các đường thẳng hơn nữa nhưng cũng chỉ đùa một cách kích động về những gì thấy được.

Điều quan trọng nhất là nhiều đối tượng chỉ đơn giản a dua theo nhóm, nói rằng những đường thẳng ngắn hơn hoặc dài hơn đường thẳng trên thẻ, mà thực ra chúng vẫn cùng kích thước. Đa số các đối tượng nói những gì họ suy nghĩ, nhưng 70% số đối tượng đã thay đổi ý kiến riêng ít nhất một lần và 1/3 số đối tượng đã thay đổi ý kiến ít nhất một nửa số lần được hỏi. Sau đó, Asch đã trao đổi với các đối tượng, đa số họ khẳng định là muốn hành động theo số đông. Điều đó không phải vì họ thực sự tin rằng các đường thẳng có cùng kích thước. Họ làm như vậy cốt để không quá tách biệt với mọi người.

Đến giờ, công trình nghiên cứu của Asch đã thực hiện được gần 50 năm; thời đó, đa số mọi người có thể dễ dàng tuân thủ hơn ngày nay và chắc chắn là mọi người ngày nay sẽ không tuân theo trước áp lực tương đương một cách đơn giản như vậy. Nhưng điều quan trọng nhất trong thí nghiệm của Asch là nó chủ yếu cho thấy mọi người đều muốn tuân theo, mà ít cho thấy họ muốn dừng việc đó lại. Trong thí nghiệm tương tự khác, Asch gài người vào nhóm, thay vì bắt chước nhóm, người này chọn những đường kẻ thực sự tương ứng với đường kẻ trên tấm thẻ, thật hiệu quả khi cho chủ thể chưa biết một đồng minh. Và như vậy đủ để tạo nên một sự khác biệt rất lớn. Chỉ cần có một người khác trong nhóm đồng cảm đã khiến cho các chủ thể vui vẻ nói lên suy nghĩ riêng và tỷ lệ tuân theo giảm dần.

Như vậy, suy cho cùng, tính đa dạng không chỉ góp phần tăng thêm nhiều quan điểm khác nhau cho nhóm, mà còn thúc đẩy tư duy độc lập. Sự độc lập về ý kiến vừa là một thành phần quan trọng trong các quyết định sáng suốt của tập thể, vừa là một trong những cái vững chắc nhất để giữ vững tính không bị ảnh hưởng, tạo nên được một nhóm thông minh.
P. 75 - The Wisdom of Crowds

Thí nghiệm nhóm gây áp lực buộc các thành viên tuân theo
Con người cần tư duy độc lập
Thuyết Bằng chứng xã hội
Thí nghiệm con khỉ Imo về sự bắt chước
Chiến lược định giá Goldilocks
Thí nghiệm "Kẻ chen ngang"
Cuộc chơi được mất
Lý do hợp tác
Giao thông tại Singapore
Đám đông khích động
Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc