Thuyết Bằng chứng xã hội

Năm 1968, các nhà tâm lý xã hội Stanley Milgram, Leonard Bickman và Lawrence Berkowitz quyết định gây ra một rắc rối nhỏ. Đầu tiên, họ cho một người đứng ở góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Một số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua. Lần tiếp theo, các nhà tâm lý học cho năm người làm như vậy ở góc phố đó. Lần này, số người dừng lại để quan sát theo đông gấp bốn lần. Khi cho 15 người đứng ở góc phố, có tới 45% số người qua đường dừng lại và khi tăng số người đứng ở góc phố thêm một lần nữa, có tới hơn 80% người đi đường phải ngẩng đầu quan sát theo.

Ba mươi năm sau, một nhà tâm lý xã hội khác, Wess Schultz, cũng cố gắng tìm hiểu xem tại sao người dân thực hiện việc tái chế hoặc tại sao lại không. Ông gửi nhiều tờ rơi khác nhau cho các cư dân ở một vùng ngoại ô Los Angeles. Một tờ trình bày những thực tế đằng sau việc tái chế rác. Một tờ khác nhiệt tình khuyến khích người dân tái chế rác. Và một tờ chỉ đơn giản cho biết có bao nhiêu cư dân ở vùng lân cận đã thực hiện việc tái chế rác và họ đã thực hiện việc đó như thế nào. Những người nhận được tờ rơi cuối cùng lập tức bắt đầu tái chế rác nhiều hơn và một tháng sau, họ vẫn còn làm việc đó. Tuy nhiên, những người nhận được các tờ rơi khác đã không hề thay đổi hành vi của họ.

Mục đích của hai thí nghiệm này là muốn chứng minh học thuyết nổi tiếng, "Bằng chứng xã hội", đó là xu hướng cho rằng: nếu nhiều người cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó thì điều đó nhất định đúng. Việc này không giống với sự tuân theo: mọi người không nhìn lên bầu trời vì có áp lực ngang hàng hay sợ bị chê trách. Họ nhìn lên bầu trời vì cho rằng không lẽ nhiều người phải ngẩng nhìn lên nếu như trên trời không có gì, điều này khá hợp lý. Đó là lý do tại sao càng có đông người, đám đông càng dễ bị ảnh hưởng: thêm một người là thêm một bằng chứng cho thấy có điều gì đó quan trọng đang xảy ra. Và giả thuyết bao trùm lên tất cả mọi người dường như là nếu không biết chắc điều gì diễn ra thì tốt hơn hết nên bắt chước những gì người khác đang làm.
P. 83 - The Wisdom of Crowds

Thí nghiệm nhóm gây áp lực buộc các thành viên tuân theo
Con người cần tư duy độc lập
Thuyết Bằng chứng xã hội
Thí nghiệm con khỉ Imo về sự bắt chước
Chiến lược định giá Goldilocks
Thí nghiệm "Kẻ chen ngang"
Cuộc chơi được mất
Lý do hợp tác
Giao thông tại Singapore
Đám đông khích động
Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc