Sức ép xã hội (Quy tắc Công nhận Xã hội)

Khó khăn lớn nhất con người thường không suy nghĩ thấu đáo về bản thân mình, không biết suy xét xem họ đang hy sinh cái gì khi chạy theo số đông. - Ralph Waldo Emerson

Chúng ta cảm thấy hòa hợp khi thấy những người khác làm những điều mà chúng ta muốn làm. Ngay từ bé, chúng ta đã biết rằng khi làm theo những quy phạm xã hội, chúng ta sẽ ít khi mắc sai lầm. Có hai dạng quy phạm: quy phạm rõ ràng và quy phạm ngầm định. Quy phạm rõ ràng được nói và viết ra công khai. Chẳng hạn, những biển báo trên đường, sổ tay hướng dẫn nhân viên hay những quy tắc của trò chơi. Còn quy phạm ngầm định thường không được công khai. Chẳng hạn, hầu hết mọi người đều không được hướng dẫn là phải chào hỏi hay mỉm cười khi gặp ai đó, nhưng trên thực tế, họ vẫn làm như vậy. Hoặc bạn biết là không nên đặt hai chân của mình lên trên bàn ăn khi là khách mời của một gia đình nào đó, cho dù chủ nhà chưa bao giờ nói là họ ngăn cấm chuyện này. P122

Hiệu lực của Quy tắc Công nhận Xã hội: Quy tắc Công nhận Xã hội phát huy trong mọi lúc, mọi nơi: chẳng hạn như khi bạn cùng những người khác phớt lờ một tấm biển quyên góp từ thiện cho một dự án cộng đồng; khi bạn cùng mọi người tạo thành các làn sóng trên khán đài tại các sự kiện thể thao;... khi bạn lựa chọn một quán ăn đằng trước có hàng người chờ dài nhất hoặc nhiều xe oto đỗ nhất; khi bạn lựa chọn xem những bộ phim mà tất cả mọi người đang nói tới...

Đôi khi, các nhà hát thậm chí còn thuê cả những người "vỗ tay thuê chuyên nghiệp" để khơi gợi tiếng cười, tiếng vỗ tay và khiến khán giả đứng lên cổ vũ. Khi khán giả nhìn thấy những người khác đứng lên để reo hò hay vỗ tay, họ cũng đứng lên và làm theo. Những người biểu diễn thường đặt một ít tiền của họ vào trong hộp quyên tiền. Khi mọi người thấy những người khác đã cho tiền, họ sẽ nghĩ rằng cho tiền là việc làm phù hợp và có thể chấp nhận được. Thủ thuật này thường được những người chơi piano, người phục vụ quầy rượu, tài xế xe buýt và thậm chí là những người vô gia cư trên đường phố áp dụng. Thậm chí trong các nhà thờ, thủ thuật "đặt tiền trước vào hòm công đức" cũng được sử dụng. Mọi người dễ dàng phúng tặng hơn khi họ bắt gặp một hòm công đức mà trong đó đã có vài tờ giấy bạc.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Arizona cho biết trước khi một cuộc vận động được truyền hình của Billy Graham diễn ra, tổ chức của ông ta đã huấn luyện hàng nghìn tình nguyện viên cách tiến lên phía trước, cách ca hát và cách vỗ tay để tạo bầu không khí nghiêm trang, long trọng và có chút màu tôn giáo. Trong những buổi lễ gây quỹ được truyền hình, người ta hướng dẫn những nhân viên trực điện thoại phải giả vờ như thể họ đang nói chuyện với một ai đó khi ống kính truyền hình chĩa vào họ nhằm tạo ra cảm giác rằng số lượng cuộc gọi đến rất lớn. Điều này sẽ khiến cho những khán giả xem truyền hình tại nhà nghĩ rằng hội từ thiện này là một tổ chức được nhiều người công nhận, tin cậy và góp tiền. Đây chính là tác dụng của sự công nhận xã hội. P125

Gần đây tôi có dự một hội thảo về cơ hội kinh doanh với nội dung khuyến khích mọi người tham gia vào một cơ hội kinh doanh nhà đất. Trong suốt quá trình diễn ra hội thảo, tôi đã chứng kiến hàng loạt các yếu tố liên quan tới gia trị công nhận xã hội được vận dụng. Thoạt tiên, nhà tổ chức đưa ra các bằng chứng sống là những người đã trở nên sung túc nhờ vào nghề kinh doanh nhà. Tiếp đó, đến lượt những người "thành đạt" đứng lên và ca ngợi cơ hội kinh doanh này đã giúp họ thoát khỏi cuộc sống chật vật trước đây. Sau đó, các nhà tổ chức yêu cầu những người muốn tham gia đi xuống phía cuối phòng hội thảo để đăng ký. Ban đầu là một vài người chạy nhanh về phía bàn đăng ký. Song chừng đó cũng đủ chứng minh cho tính hấp dẫn của ý tưởng kinh doanh này và hệ quả là sau vài phút đã có cả một đám đông chen chúc nhau trước bàn đăng ký. Tất nhiên, ngay lập tức ở phía cuối phòng họp xuất hiện một quý ông với các máy móc để giúp mọi người đăng ký có thể trả lệ phí qua thẻ tín dụng.

CNN có lần đưa tin về một hình thức kết nạp khắc nghiệt đối với một đơn vị lính thủy đánh bộ. Trong nghi lễ thọ giáo có tên gọi là "chọc máu", huy hiệu của các tân binh được ghim thẳng vào ngực của họ. Các nhà tâm lý học đã sử dụng thuật ngữ "hội chứng băng đảng" để chỉ những người thuộc về các tổ chức này. Hội chứng băng đảng thể hiện ở chỗ: mặc dù các thành viên cảm thấy xấu hổ vì những tội ác mà họ gây ra (những hành động mà họ đã phạm phải hoặc những nỗi đau mà đã chịu đựng) nhưng những thành viên vẫn phạm tội để cuối cùng có được cảm giác là mình thuộc về một nơi nào đó, cảm giác có một gia đình - cảm giác mà họ chưa từng biết đến trong đời. P127

Mặt tối của sự công nhận xã hội: Trường hợp có thật trong lịch sử sau đây là minh họa điển hình cho thái độ thờ ơ của người ngoài cuộc. Catherine Genovese, một phụ nữ trẻ sống ở thành phố New York, bị giết hại giữa đêm khi đang trên đường từ nơi làm việc về nhà. Sự thật đáng tiếc là trong một thành phố như New York, cái chết của cô chỉ là một trong vô số những vụ giết người. Sau đó, sự kiện này không được báo chí đề cập nhiều ngoại trừ vài dòng đăng tải trên tờ Thời báo New York. Câu chuyện về Genovese có lẽ vẫn chỉ là một sự kiện lặt vặt và không đáng kể nếu như người ta không công khai về một sự thật nữa trong vụ giết hại cô.
Một tuần sau khi Genovese bị giết, A. M. Rosenthal, biên tập viên của tờ Thời báo New York, dùng bữa trưa với cảnh sát trưởng thành phố. Rosenthal hỏi vị cảnh sát trưởng về một vụ sát hại khác trong khu vực này, nhưng ông cảnh sát trưởng lại hiểu lầm rằng Rosenthal muốn hỏi về vụ Genovese nên tiết lộ một thông tin khủng khiếp mà cảnh sát không công khai cho dư luận biết. Cái chết của Genovese không phải là một sự kiện diễn ra trong bí mật, im lặng và che giấu. Ngược lại, đó là một sự kiện ồn ào mà mọi người đều chứng kiến. Khi kẻ tấn công Genovese đuổi theo cô và đâm dao ba nhát vào người cô trong khoảng thời gian kéo dài 35 phút, 38 người hàng xóm đứng nhìn sự kiện từ cửa sổ căn hộ của họ mà không hề gọi điện cho cảnh sát!
Rosenthal ngay lập tức cử một nhóm đi điều tra tình trạng "thờ ơ của người ngoài cuộc" này. Không lâu sau đó, tờ Thời báo New York đăng tải một bài báo dài trên trang nhất, mô tả chi tiết sự kiện này và phản ứng của những người hàng xóm. Trong hơn nửa tiếng đồng hồ, 38 công dân đáng kính và tuân thủ pháp luật của khu phố Queens đã chứng kiến kẻ giết người ngang nhiên săn đuổi và đâm vào người phụ nữ ở khu Kew Gardens. Không một người nào gọi điện thoại cho cảnh sát khi người phụ nữ bị tấn công; chỉ có một nhân chứng đã gọi điện sau khi cô ta đã chết.
Đọc bài báo này, tất cả mọi người đều choáng váng sững sờ. Làm sao người ta có thể chứng kiến cảnh tượng như vậy mà tuyệt nhiên không làm gì cả? Thậm chí kể cả những người hàng xóm được ám chỉ trong bài báo này cũng không biết giải thích thế nào về sự thờ ơ của họ. Câu trả lời mà họ đưa ra là "Tôi không biết", "Tôi sợ" và "Tôi không muốn dính líu". Những "lời giải thích" này chẳng nói lên điều gì. Tại sao không ai gọi cho cảnh sát? Rất nhiều phương tiện truyền thông - đã tiến hành nghiên cứu và điều tra để giải thích cho sự kiện khó tin này. Tất cả cũng đều đi đến một kết luận: Đơn giản là vì những nhân chứng đó không thèm quan tâm.
Bạn có thực sự nghĩ rằng 38 con người đó không thèm quan tâm đến mức chẳng buồn gọi điện thoại không? Những người hàng xóm không có phản ứng gì bởi vì họ nghĩ rằng một người nào đó sẽ gọi giúp đỡ và sẽ gọi cho cảnh sát. Hầu hết chúng ta đều là những người tốt. Nếu cá nhân mỗi người hàng xóm hiểu rằng họ có trách nhiệm phải giúp đỡ và gọi cảnh sát thì tôi dám chắc là họ đã làm như vậy. P133

"95% mọi người là những người bắt chước và chỉ có 5% là những người sáng tạo nên mọi người thường bị thuyết phục bởi hành động của người khác hơn là bởi những bằng chứng được nêu ra" - Cavett Robert. P139
Maximum Influence

Sự nhất quán về tâm lý
Miếng mồi và cái công tắc
Bước một chân qua cửa
Sự hấp dẫn: Hiệu ứng hào quang
Sự tương đồng (thân quen)
Kỹ năng giao tiếp
Sức ép xã hội (Quy tắc Công nhận Xã hội)
Quy tắc khan hiếm
Ngôn từ - Đòn bẩy của ngôn ngữ
Tương phản để bổ sung
Kỳ vọng
Lôi cuốn đánh thức trí tò mò
Khen ngợi giải phóng tiềm năng
Tiêm chủng để phòng thủ
Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc