"Bình ổn" hàng hóa?

Các khoản cho vay của chính phủ thường được đề xuất trước quốc hội với các lý do mà phần lớn mọi người sẽ thấy rất chính đáng. Như các khoản cho nông dân vay để giúp họ không tung nông sản ra thị trường được trình bày với quốc hội rằng, nông sản của nông dân bị đem ra bán ở thị trường cùng một lúc vào mùa thu hoạch, và đây là thời điểm giá nông sản ở mức thấp nhất. Các kẻ đầu cơ sẽ lợi dụng điều này để mua nông sản và giữ chunsg cho tới khi lương thực trên thị trường trở nên khan hiếm hơn nhằm hưởng giá cao hơn. Nông dân sẽ bị thiệt hại. Vì thế, ta cần can thiệp để những người nông dân, thay vì những kẻ đầu cơ, bán được nông sản với một mức giá bình quân cao hơn.

Lập luận này vô căn cứ cả về lý thuyết cũng như thực tế. Các nhà đầu cơ phải chịu nhiều thóa mạ này thực chất không phải là kẻ thù của người nông dân họ là những người bảo vệ lợi ích của nông dân. Các rủi ro xuất phát từ biến động của giá nông sản phải được một ai đó gánh chịu. Trong nền kinh tế hiện đại, những rủi ro này được gánh chịu chủ yếu bởi các nhà đầu cơ chuyên nghiệp. Nói một cách tổng quan, các nhà đầu cơ bảo vệ lợi ích riêng của mình càng tốt thì nông dân càng được hưởng lợi, bởi các nhà đầu cơ phục vụ lợi ích riêng của mình thông qua khả năng dự đoán giá trong tương lai của họ. Các dự đoán của họ càng chính xác thì các dao động về giá càng nhỏ.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, xét về bình quân, giá lúa mỳ và các nông sản không mau hư hỏng khác không thay đổi trong cả năm, ngoại trừ các khoản chi phí cho kho chứa, lãi suất và phí bảo hiểm.

Tình hình sẽ thay đổi khi chính phủ bước vào và mua toàn bộ nông sản của nông dân hoặc cho họ vay tiền để giữ lại lượng nông sản của họ. Điều này đôi khi được làm với một lý do dường như rất chính đáng: nhằm duy trì "kho lương thực ổn định". Thế nhưng lịch sử của giá cả và lượng lương thực được lưu chuyển qua các năm cho thấy chức năng này đã được đảm nhiệm rất tốt bởi các thị trường tư nhân tự do. Khi chính phủ can thiệp vào, "kho lương thực ổn định" trở thành một công cụ chính trị. Người nông dân được giúp đỡ, với khoản tiền từ những người nộp thuế, để giữ lại nông sản của mình một cách quá mức. Việc này sẽ tạo ra một mức giá tạm thời cao hơn bình thường, song khi ta làm vậy, hậu quả về sau thường là sự xuất hiện của một mức giá thấp nhiều so với mức giá bình thường của thị trường, bởi vì sự khan hiếm được tạo ra trong năm nay bằng cách giữ lại một phần nông sản sẽ tạo ra một sự dư thừa cho năm sau.

Thật vô nghĩa khi lý luận rằng ít nhất sự hạn chế sản xuất cũng làm tăng giá nông sản và "nông dân có thêm sức mua". Lượng sức mua họ có thêm chính là lượng sức mua bị lấy đi từ người tiêu dùng trong thành phố. Việc chính phủ cho nông dân tiền để giúp họ hạn chế sản xuất hoặc cung cấp cho họ cùng một lượng tiền để đổi lấy một lượng nông sản ít hơn cũng giống như việc chính phủ bắt người tiêu dùng hoặc người nộp thuế trả tiền cho những người ăn không ngồi rồi. Trong cả hai trường hợp, những người được hưởng lợi từ chính sách này sẽ có thêm "sức mua", song sẽ có những người khác mất đi lượng sức mua tương đương. Thiệt hại cuối cùng đối với xã hội sẽ là thiệt hại về sản xuất, bởi vì có một số người được hỗ trợ để không sản xuất. Vì có ít hàng hóa hơn để phục vụ cho tiêu dùng trong xã hội, mức lương thật và thu nhập thật sẽ giảm do thu nhập tính ra tiền giảm hoặc do chi phí đời sống tăng.
P. 148 - Hiểu Kinh tế qua một bài học

Tác hại của máy móc
Hãy cứu ngành sản xuất X
Robinson Crusoe trên đảo hoang
"Bình ổn" hàng hóa?
Khi chính phủ định giá...
Ảo ảnh lạm phát
Bảo hiểm xã hội
Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc