Bảo hiểm xã hội

Chúng ta hãy xem xét một xu hướng xảy ra gần đây tại Mỹ và nhiều quốc gia khác: bảo hiểm xã hội.

Điều luật đầu tiên về an sinh xã hội của liên bang được phê duyệt vào năm 1935. Điều luật này dựa trên quan điểm cho rằng vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực bảo trợ xã hội là người lao động không tích trữ đủ trong những năm lao động của họ. Vì vậy, khi không còn khả năng lao động, họ sẽ rơi vào tình trạng túng thiếu. Chính phủ cho rằng vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách bắt buộc người lao động phải tự mua bảo hiểm cho mình và chủ doanh nghiệp phải chịu một nửa phí bảo hiểm. Để rồi khi những người này hết tui lao động (65 tuổi trở đi), họ sẽ có lương hưu đủ để sinh sống. Theo dự định, an sinh xã hội sẽ là loại hình bảo hiểm tự hạch toán tuân thủ các nguyên tc tính toán của bảo hiểm. Một quỹ dự phòng phải được xây dựng đủ cho các yêu cầu thanh toán và các khoản chi đến hạn.

Trên thực tế, chương trình an sinh xã hội này đã diễn ra hoàn toàn khác. Quỹ dự phòng chỉ tồn tại trên giấy tờ. Khi thu được các khoản phí bảo hiểm, chính phủ sử dụng chúng để bù đắp cho các chi phí thông thường hoặc trả các khoản bảo trợ.

Trong mọi phiên họp của quốc hội, các thành viên Quôc hội luôn tìm ra cách để tăng cường các khoản bảo trợ, mở rộng diện hưởng bảo trợ xã hội và tăng thêm các loại hình "bảo hiểm xã hội" mới. Một nhà bình luận đã phát biểu vài tuần sau khi loại hình bảo hiểm y tế được đưa ra vào năm 1965: "Trong 7 năm bầu cử vừa qua, năm nào loại chất làm ngọt mang tên an sinh xã hội cũng được sử dụng".

Song ngày nay, bảo hiểm xã hội là điều bất khả xâm phạm. Việc bất kỳ một thành viên quốc hội nào đề xuất giảm các khỏan tiền bảo trợ trong hiện tại hoặc tương lai có thể được coi như đang thực hiện hành động tự sát về chính trị. Hệ thống an sinh xã hội ngày nay đã trở thành một biểu tượng đáng sợ cho sự bất lực của chúng ta trong việc kiểm soát các chương trình hỗ trợ quốc gia, tái phân phối, hay các loại hình "bảo hiểm" khác, sau khi chúng được bắt đầu.

Nói tóm lại, vấn đề chính của chúng ta ngày nay không phải là về kinh tế mà là về chính trị. Ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng chính phủ chẳng có thể cho ai một điều gì mà không lấy mất đi trước đó một thứ gì từ một người khác hay từ chính người đó. Tăng hỗ trợ cho một số nhóm nhất định cũng có nghĩa là tăng thuế, tăng thâm hụt và tăng lạm phát. Và cuối cùng, lạm phát sẽ khiến việc sản xuất trở nên chệch hướng và hỗn loạn.
P. 282 - Hiểu kinh tế qua một bài học

Tác hại của máy móc
Hãy cứu ngành sản xuất X
Robinson Crusoe trên đảo hoang
"Bình ổn" hàng hóa?
Khi chính phủ định giá...
Ảo ảnh lạm phát
Bảo hiểm xã hội
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc