Tổn thất tải trọng

Để có được cái nhìn trực giác về việc tại sao thuế lại gây ra tổn thất tải trọng, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng Joe làm vệ sinh nhà ở của Jane để nhận mỗi tuần 100 đôla. Chi phí cơ hội cho thời gian của Joe là 80 đôla và giá trị của ngôi nhà sạch sẽ đối với Jane là 120 đôla. Như vậy, Joe và Jane mỗi người được lợi 20 đôla từ giao dịch trên. Tổng thặng dư 40 đôla phản ánh mối lợi từ thương mại trong giao dịch cụ thể này.

Bây giờ chúng ta hãy giả định rằng chính phủ đánh thuế 50 đôla đối với những người cung cấp dịch vụ vệ sinh. Giờ đây không có giá nào mà Jane có thể trả cho Joe để cả hai cùng được lợi sau khi nộp thuế. Số tiền cao nhất mà Jane sẵn sàng chi trả là 120 đôla, nhưng khi đó Joe chỉ còn lại 70 đôla sau khi nộp thuế và đây là số tiền tháp hơn chi phí cơ hội 80 đôla của anh ta. Ngược lại, nếu Joe buộc phải nhận chi phí cơ hội của mình là 80 đôla, thì Jane phải trả 130 đôla, cao hơn giá trị 120 đôla mà Jane gán cho ngôi nhà sạch của mình. Kết quả là, Jane và Joe từ bỏ hợp đồng của họ. Joe không có thu nhập và Jane sống trong ngôi nhà bẩn hơn.

Thuế đã làm cho cả Joe và Jane bị thiệt tổng cộng là 40 đôla vì họ mất phần thặng dư này. Đồng thời, chính phủ không thu được thuế từ Joe và Jane vì họ quyết định từ bỏ hợp đồng. 40 đôla là tổn thất tải trọng thuần túy. Nó là tổn thất của người bán và người mua trên một thị trường mà không được bù lại bằng mức tăng nguồn thu của chính phủ. Từ ví dụ này, ta có thể nhận thấy nguồn gốc trực tiếp của tổn thất tải trọng: Thuế gây ra tổn thất tải trọng vì nó ngăn không cho người bán và người mua thực hiện một phần mối lợi từ thương mại. P 182

Cung, cầu, sự co giãn và tổn thất tải trọng - tất cả các lý thuyết kinh tế này đủ để làm cho đầu bạn rối tung lên. Nhưng dù tin hay không, thì những ý tưởng đó vẫn giữ vị trí trung tâm trong một vấn đề chính trị sâu sắc là: Chính phủ nên lớn tới mức nào. Nguyên nhân làm cho cuộc tranh luận về vấn đề này gắn với những khái niệm trên là tổn thất tải trọng do thuế càng lớn, chi phí của các chương trình do chính phủ thực hiện càng lớn. Nếu thuế gây ra tổn thất tải trọng rất lớn, thì những tổn thất này sẽ là một luận điểm mạnh mẽ ủng hộ cho quan điểm cho rằng chính phủ cần phải nhỏ gọn hơn, làm ít việc hơn và đánh thuế ít hơn. Ngược lại, nếu việc đánh thuế chỉ gây ra tổn thất tải trọng nhỏ, thì các chương trình của chính phủ sẽ ít tốn kém hơn so với trường hợp bình thường.

Vậy tổn thất tải trọng do thuế lớn tới mức nào? Đây là một vấn đề mà các nhà kinh tế bất đồng với nhau. Để hiểu được bản chất của sự bất đồng này, chúng ta hãy xem xét loại thuế quan trọng nhất ở Mỹ - thuế đánh vào lao động. Thuế Bảo hiểm Xã hội, thuế Y tế và phần lớn thuế thu nhập liên bang là các khoản thuế đánh vào lao động. Chính quyền ở nhiều bang còn đánh thuế vào các khoản thu nhập từ lao động. Thuế đánh vào lao động tạo ra một chiếc nêm giữa tiền lương mà doanh nghiệp trả và tiền lương mà công nhân nhận được. Nếu chúng ta cộng tất cả các khoản thuế đánh vào lao động lại với nhau, thì thuế suất cận biên đánh vào thu nhập từ lao động - tức thuế đánh vào đồng đôla thu nhập cuối cùng - lên tới gần 50% đối với nhiều công nhân. P 185
Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc