Why vote?

Trong không khí bầu cử rộn ràng, bàn qua tán lại chơi...

Bài này cũ rồi (06/11/2005), "Why vote": Bạn còn đi bầu làm gì cơ chứ? (wants to sound more like 9x: "Bầu" để làm cái giề -> ko nên (có) BẦU... )

Bắt đầu bằng truyện: Hai nhà kinh tế gặp nhau ở quầy bầu cử:
- Cái gì thế này, làm gì ở đây thế?
- Vợ tớ bắt phải đi bỏ phiếu.
- Hic, tớ cũng thế.
Sau một thoáng ngượng ngùng, một người nói: "Nếu cậu hứa ko kể với ai là đã nhìn thấy tớ ở đây, tớ cũng sẽ ko nói cho ai biết đâu". -> bắt tay, bỏ phiếu, rồi nhanh chóng bỏ đi.

-> Vậy tại sao các nhà kinh tế lại cảm thấy ngượng ngùng nếu bị bắt gặp đang đi bỏ phiếu? Bởi vì nó tốn thời gian, công sức mà ko đem lại lợi ích gì ngoài việc có cảm giác mơ hồ là "ờ thì mình đã làm nghĩa vụ của một công dân".

Khả năng lá phiếu của bạn ảnh hưởng kết quả bầu cử nào đó là rất, rất, rất nhỏ. Theo dữ liệu 2 nhà kinh tế Casey Mulligan và Charles Hunter nghiên cứu 56000 cuộc bầu cử lập pháp bang và Quốc hội từ năm 1898, những cuộc bầu cử kết quả sít sao là rất hiếm. Và điều quan trọng nữa là cuộc bầu cử càng sít sao thì càng có khả năng là kết quả ko do lá phiếu của cử tri quyết định (các bạn còn nhờ kết quả bầu cử Tổng thống năm 2000 giữa Mr Bush và Mr Al Gore... )

Với những chiến thắng cách biệt như của Mr Obama, liệu một lá phiếu đơn lẻ của bạn 
có tạo nên sự khác biệt...
Nhưng hượm đã, bạn có thể hỏi, vậy nếu ai cũng nghĩ như các nhà kinh tế thì phải chăng sẽ ko ai đi bỏ phiếu nữa, và sẽ chẳng có cuộc bầu cử nào hết?

Cũng ko hẳn vậy, một hành động dường như vô nghĩa đối với một cá nhân, nhưng xét về số đông, lại rất có ý nghĩa. Thử nghe câu chuyện khác: Bạn và con gái 8 tuổi của bạn đi dạo trong công viên, bỗng nhiên con gái bạn ngắt một bông hoa.

- Con ko nên làm như vậy.
- Tại sao ạ.
- Vì... nếu ai cũng như con, ai cũng ngắt hoa thì sẽ chẳng còn bông hoa nào cả.
- Nhưng mà có ai ngắt đâu, chỉ mỗi con thôi...
(đọc đến đây, có ai nhớ đến Lễ hội hoa anh đào ở Giảng Võ tháng 4 năm nay )

Chuyện bầu cử ở Thụy Sĩ có thể trả lời chăng. Người Thụy Sĩ rất thích bầu cử, Quốc hội, luật pháp hoặc bất cứ thứ gì có thể... Nhưng gần đây, lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đã giảm. -> lựa chọn mới: bỏ phiếu qua thư (người dân nhận thư, điền phiếu và gửi trả về) -> sẽ ko còn cảnh phải đi ngoài đường dưới trời mưa gió để bỏ phiếu -> quá đơn giản, nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian, chi phí -> số lượng người tham gia bỏ phiếu liệu có tăng? Kết quả: giảm rõ rệt các bạn ạ, giảm sâu là đằng khác.

Tại sao? Bởi vì động cơ bỏ phiếu của họ là... được ai đó nhìn thấy đang cầm lá phiếu, hope for social esteem. Trong những cộng đồng dân cư nhỏ, mọi người biết nhau rất rõ và thường bàn tán ai đã thực hiện nghĩa vụ công dân hay ko, the benefits of norm adherence were particularly high in this type of community.

Nói cách khác, sự tưởng thưởng (payoff) đáng giá nhất của việc đi bỏ phiếu đơn giản là được nhìn thấy ở điểm bầu cử bởi bạn bè, người thân hay đồng nghiệp. Tất nhiên, trừ phi bạn ko phải là nhà kinh tế.
Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc