Im lặng sấm sét
Chú giải kinh Người bắt rắn (Alagaddupamasutta) - TS Thích Nhất Hạnh
Cũng giống như người đi bắt rắn ở miền hoang dã, thấy rắn lớn liền lấy tay chụp vào mình nó cho nên bị rắn quay đầu lại mổ vào tay, vào chân hoặc vào một bộ phận nào khác của cơ thể. Bắt rắn như vậy thì không có ích lợi gì mà lại mang họa vào thân. Lý do là tại người ấy không biết thủ thuật bắt rắn... Họ cũng giống như người đi bắt rắn mà biết sử dụng một khúc cây có nạng sắt: khi đến vùng hoang dã, thấy rắn lớn, họ ấn nạng ngay xuống cổ con rắn và lấy tay bắt ngay đầu rắn. Rắn kia tuy có thể quẫy đuôi, quấn tay, quấn chân hoặc một bộ phận khác của cơ thể người bắt rắn nhưng không thể nào mổ người ấy được. Bắt rắn như vậy không cực khổ mà cũng không lao nhọc, chỉ vì người ấy biết rõ thủ thuật bắt rắn...
Các vị khất sĩ, tôi đã nhiều lần nói với quý vị về ví dụ chiếc bè, và căn dặn quý vị phải biết buông bỏ chiếc bè mà đừng nắm giữ nó kỹ quá. Ví dụ có một hôm nước trên núi tràn về thành dòng lớn ngập lụt và trôi giạt nhiều thứ. Có kẻ muốn qua bên kia bờ mà không có thuyền cũng không có cầu. Người ấy nghĩ: ta có việc cần phải qua bên kia, nhưng phải tìm phương thế an ổn để mà qua. Nghĩ như vậy rồi liền đi lượm cây cỏ kết lại thành một chiếc bè và dùng bè đó để vượt dòng sang bờ bên kia một cách an ổn. Qua bên kia rồi người ấy nghĩ: “Ta mất bao nhiêu công phu và thì giờ mới kết được một chiếc bè và nhờ nó mà mới qua được bên này. Vậy ta không nên bỏ nó. Bây giờ ta phải khiêng nó lên vai hoặc đội nó lên đầu mà đi.” Người ấy nói rồi làm như thế. “Các vị khất sĩ! Các vị nghĩ người ấy làm như thế có ích lợi gì không?” Các vị khất sĩ đáp: “Bạch đức Thế Tôn, không.” Bụt nói: “Kẻ kia làm thế nào để chiếc bè ấy tiếp tục có ích? Ông ta nên nghĩ rằng: “Chiếc bè này đã giúp ta vượt dòng sông qua đây an ổn, vậy ta nên thả chiếc bè lại xuống nước hoặc để nó bên bờ, như vậy người đến sau sẽ có được cơ hội dùng nó. Này các vị khất sĩ, nghĩ và làm như thế thì có ích lợi không?” Các vị khất sĩ đáp: “Bạch đức Thế Tôn, có.” Bụt dạy: “Tôi đã nhiều lần nói với quý vị về ví dụ chiếc bè là vì thế. Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ là cái không phải Pháp.
...
Các bậc phạm hạnh là những người đang sống trong sạch và gương mẫu chứ không hẳn là những người đang sống khắt khe và khổ hạnh về phương diện hình thức.
...
Kinh Bách Dụ có nói tới chuyện một người cha trẻ, tưởng con trai mình đã chết rồi, nên không mở cửa cho con vào khi đứa con tìm về nhà. Cơ sự xảy ra như sau: “Một hôm ông ta đi vắng, ăn cướp tràn vào xóm, cướp đốt nhà và bắt cóc trẻ em đi theo. Đứa con trai của anh ta cũng bị bắt. Khi về tới nhà, anh ta hoảng hốt. Thấy một cái thây trẻ con chết cháy trên đống tro của ngôi nhà cũ, anh tin ngay đó là xác con mình. Anh than khóc, làm lễ hỏa thiêu tử thi đó và thu lượm tro tàn bỏ vào một cái túi gấm, đi đâu cũng đem theo bên mình. Một đêm nọ, đứa con thoát được tay kẻ cướp, tìm về và gõ cửa. Người cha đang ôm túi tro, nước mắt đầm đìa, nhất định không chịu mở cửa, dù đứa con bên ngoài đã xưng tên và cho biết nó là con của anh ta. Anh ta nhất định không mở cửa vì tin rằng con mình đã chết và đứa trẻ đang gõ cửa kia chỉ là một đứa bé nghịch ngợm của hàng xóm. Cuối cùng đứa con phải bỏ ra đi và hai cha con vĩnh viễn xa nhau. Bụt kết luận: “Nếu ta bị kẹt vào một sở tri rồi và cho đó là chân lý, thì dù chân lý có tới gõ cửa ta cũng sẽ không chịu mở. Ta đã bị kẹt.”
IM LẶNG SẤM SÉT
Trong kinh Samyutta Nikaya, ta đọc câu chuyện của Vacchagotta tới tham vấn Bụt. Ông ta hỏi: “Sa môn Gotama xin ngài cho biết là có ngã hay không?” Bụt lặng thinh không đáp. Ông ta hỏi vài câu nữa, Bụt cũng lặng thinh. Sau đó Vacchagotta đứng dậy bỏ đi.
Ông ta đi rồi, thầy Ananda hỏi Bụt: “Thế Tôn, trong các buổi pháp thoại, Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Thế thì tại sao hôm nay Thế Tôn không trả lời những câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagotta?” Bụt nói: “Đạo lý vô ngã mà tôi giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán mà không phải là một chủ thuyết. Hiểu nó như một chủ thuyết, các vị có thể bị kẹt vào nó. Du sĩ Vacchagotta đi tìm một chủ thuyết chứ không phải đi tìm một giáo lý với mục đích thực tập. Vì vậy tôi đã im lặng. Tôi không muốn Vacchagotta kẹt vào một chủ thuyết. Nếu tôi nói có ngã, thì tôi đi ngược lại với giáo lý tôi đã dạy. Nếu tôi nói là không có ngã thì ông ta sẽ níu vào đấy để làm nên một chủ thuyết. Điều này không có lợi cho ông ta mà cũng không có lợi cho ai cả. Vì vậy cho nên tôi đã im lặng.” Cái im lặng của Bụt là một thứ im lặng mà ta được thấy sau này trong kinh Duy Ma Cật. Chúng ta thường gọi thứ im lặng đó là im lặng sấm sét, một thứ im lặng hùng hồn và vang dội, có khả năng phá vỡ và giải phóng, không khác với tiếng gầm sư tử lớn “Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ những gì không phải Pháp.” Ta phải hiểu kinh Người Bắt Rắn trong tinh thần này. Giới thứ nhất của dòng tu Tiếp Hiện là sự thể hiện tinh thần phá chấp này của đạo Bụt: “Không được thờ làm thần tượng của bất cứ một chủ nghĩa hoặc một lý thuyết nào, dù đó là những chủ nghĩa hay lý thuyết Phật giáo. Những hệ thống giáo lý trong đạo Bụt phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn tu tập mà không phải là những chân lý tuyệt đối để bảo vệ và thờ phụng.” Giáo lý mà được nhận thức thành chủ thuyết thì không còn là giáo lý nữa, và lúc ấy người học đã bị kẹt.
...
Kinh Bách Dụ có nói tới chuyện một người cha trẻ, tưởng con trai mình đã chết rồi, nên không mở cửa cho con vào khi đứa con tìm về nhà. Cơ sự xảy ra như sau: “Một hôm ông ta đi vắng, ăn cướp tràn vào xóm, cướp đốt nhà và bắt cóc trẻ em đi theo. Đứa con trai của anh ta cũng bị bắt. Khi về tới nhà, anh ta hoảng hốt. Thấy một cái thây trẻ con chết cháy trên đống tro của ngôi nhà cũ, anh tin ngay đó là xác con mình. Anh than khóc, làm lễ hỏa thiêu tử thi đó và thu lượm tro tàn bỏ vào một cái túi gấm, đi đâu cũng đem theo bên mình. Một đêm nọ, đứa con thoát được tay kẻ cướp, tìm về và gõ cửa. Người cha đang ôm túi tro, nước mắt đầm đìa, nhất định không chịu mở cửa, dù đứa con bên ngoài đã xưng tên và cho biết nó là con của anh ta. Anh ta nhất định không mở cửa vì tin rằng con mình đã chết và đứa trẻ đang gõ cửa kia chỉ là một đứa bé nghịch ngợm của hàng xóm. Cuối cùng đứa con phải bỏ ra đi và hai cha con vĩnh viễn xa nhau. Bụt kết luận: “Nếu ta bị kẹt vào một sở tri rồi và cho đó là chân lý, thì dù chân lý có tới gõ cửa ta cũng sẽ không chịu mở. Ta đã bị kẹt.”
IM LẶNG SẤM SÉT
Trong kinh Samyutta Nikaya, ta đọc câu chuyện của Vacchagotta tới tham vấn Bụt. Ông ta hỏi: “Sa môn Gotama xin ngài cho biết là có ngã hay không?” Bụt lặng thinh không đáp. Ông ta hỏi vài câu nữa, Bụt cũng lặng thinh. Sau đó Vacchagotta đứng dậy bỏ đi.
Ông ta đi rồi, thầy Ananda hỏi Bụt: “Thế Tôn, trong các buổi pháp thoại, Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Thế thì tại sao hôm nay Thế Tôn không trả lời những câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagotta?” Bụt nói: “Đạo lý vô ngã mà tôi giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán mà không phải là một chủ thuyết. Hiểu nó như một chủ thuyết, các vị có thể bị kẹt vào nó. Du sĩ Vacchagotta đi tìm một chủ thuyết chứ không phải đi tìm một giáo lý với mục đích thực tập. Vì vậy tôi đã im lặng. Tôi không muốn Vacchagotta kẹt vào một chủ thuyết. Nếu tôi nói có ngã, thì tôi đi ngược lại với giáo lý tôi đã dạy. Nếu tôi nói là không có ngã thì ông ta sẽ níu vào đấy để làm nên một chủ thuyết. Điều này không có lợi cho ông ta mà cũng không có lợi cho ai cả. Vì vậy cho nên tôi đã im lặng.” Cái im lặng của Bụt là một thứ im lặng mà ta được thấy sau này trong kinh Duy Ma Cật. Chúng ta thường gọi thứ im lặng đó là im lặng sấm sét, một thứ im lặng hùng hồn và vang dội, có khả năng phá vỡ và giải phóng, không khác với tiếng gầm sư tử lớn “Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ những gì không phải Pháp.” Ta phải hiểu kinh Người Bắt Rắn trong tinh thần này. Giới thứ nhất của dòng tu Tiếp Hiện là sự thể hiện tinh thần phá chấp này của đạo Bụt: “Không được thờ làm thần tượng của bất cứ một chủ nghĩa hoặc một lý thuyết nào, dù đó là những chủ nghĩa hay lý thuyết Phật giáo. Những hệ thống giáo lý trong đạo Bụt phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn tu tập mà không phải là những chân lý tuyệt đối để bảo vệ và thờ phụng.” Giáo lý mà được nhận thức thành chủ thuyết thì không còn là giáo lý nữa, và lúc ấy người học đã bị kẹt.
Tags: transform
-> luôn open với mọi ideas
Gieo bao nghiệp khổ đau
Có nhiều khi, em ạ
Lặng im là phép mầu!