Grexit: No?

Phó giáo sư kinh tế học trường đại học Western Australia - Ernst Juerg Weber viết:

Rời bỏ khu vực đồng tiền chung euro không thể là lựa chọn của Hy Lạp. Đồng drachma mới sẽ vô giá trị vì không ai có nhu cầu sử dụng nó. Một đất nước khó khăn trong điều hành chính sách tài chính không thể quản lý được đồng tiền quốc gia. Đồng drachma được phục hồi sẽ chỉ được lưu thông khi người dân Hy Lạp bị cấm giao dịch ngoại tệ, nhằm ngăn chặn sử dụng không chính thức đồng euro. Như vậy đòi hỏi kiểm soát giao dịch hà khắc (draconian) như đã từng áp dụng ở Đức sau Chiến tranh thế giới I để có thể đảm bảo việc giao dịch đồng mark mất giá trong thời kì siêu lạm phát.  
Châu Âu chỉ có thể giúp Hy Lạp có đồng tiền ổn định: đồng euro chứ không thể giúp Hy Lạp có hệ thống tài chính lành mạnh. Người dân Hy Lạp phải tự đạt được điều này nếu họ còn muốn là một nước có chủ quyền.
-----
update 3 Feb 2015 from Giang Le:

Vũ khí bí mật của Putin, một conspiracy theory cực kỳ thú vị của John Hempton.

Châu Âu, mà cụ thể là Đức, sợ điều gì nhất? Nếu bạn đọc báo về kinh tế tài chính một vài tuần qua có thể thấy nỗi lo Grexit lại trỗi dậy khi đảng cực tả Syriza giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua ở Hy Lạp. Cương lĩnh tranh cử của đảng này là sẽ xé bỏ các cam kết austerity mà Hy Lạp đã phải chấp nhận để được EU/EMU/IMF bailout. Điều đó đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ buộc phải chấm dứt các gói cứu trợ tiếp theo vì chắc chắn quốc hội của các nước thành viên không đời nào chịu cho Hy Lạp quịt nợ. Nếu điều này xảy ra việc Hy Lạp rời bỏ EMU là điều không thể tránh khỏi.

Hôm qua Paul Krugman viết một bài phân tích rằng thực ra EU/EMU không còn mấy leverage với chính phủ Hy Lạp nữa vì hiện tại Hy Lạp đã có primary surplus, nghĩa là không kể nghĩa vụ trả nợ chính phủ nước này đang có thặng dư ngân sách. Cho nên nếu họ quịt nợ sức ép tài chính vào ngân sách sẽ không đáng kể. Xét về mặt kinh tế rời bỏ EMU sẽ có nhiều lợi ích cho Hy Lạp, họ có thể phá giá đồng tiền (thực ra market sẽ làm giúp điều này ngay khi họ quay trở lại dùng đồng Drachma) đồng thời rũ bỏ trách nhiệm trả nợ để sử dụng ngân sách cho đầu tư/chi tiêu trong nước.

Trở ngại quan trọng nhất theo Krugman là hệ thống ngân hàng của Hy Lạp vẫn phụ thuộc quá nhiều vào funding từ châu Âu. Không chỉ liquidity, payment system cũng lệ thuộc vào châu Âu, do đó nếu bị cô lập Hy Lạp sẽ khó thực hiện các giao dịch thanh toán qua biên giới, điều mà Nga cũng đang bị châu Âu đe dọa. Nhưng ngay cả Krugman cũng nghi ngờ châu Âu có thể chơi ván bài của Michael Corleone đó, rủi ro vô cùng lớn và tất nhiên đi ngược lại những nguyên tắc "văn minh" mà họ vẫn tự hào.

Tuy nhiên John Hempton đưa ra lập luận thế này. Đằng nào Hy Lạp cũng đang rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế tương đương như Great Depression, tình hình chẳng thể nào tệ hơn được nữa. Nếu Hy Lạp lo ngại hệ thống ngân hàng sụp đổ khi tuyên bố rời EMU, chỉ cần một gói cứu trợ nhỏ và vô điều kiện từ Nga là mọi việc sẽ ổn. Nước này (và Nga) có thể chuyển các nghĩa vụ thanh toán quốc tế thực sự cần thiết qua Singapore, nơi mà châu Âu không có mấy sức ép. Như vậy nếu Putin đồng ý cấp vài tỷ cho Hy Lạp giải cứu hệ thống ngân hàng, việc rời bỏ EMU trở nên khá nhẹ nhàng.

Nhưng Putin sẽ được gì? Thêm một nơi nghỉ hè nữa bên cạnh Crimea mới chiếm được từ Ukraine không phải là lý do. Cái chính là đồng Euro có khả năng sụp đổ, hay chí ít châu Âu sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng còn tệ hơn hồi mấy năm trước. Grexit, như Krugman chỉ ra, sẽ là tiền lệ cho thấy EMU không phải là một câu lạc bộ chỉ với một cửa vào. Bản thân dân chúng ở các nước core như Đức, Pháp sẽ thấy đồng tiền thuế của họ khi được EU đem đi bailout các nước như Hy Lạp có thể sẽ một đi không trở lại. Không chỉ kinh tế, chính trị châu Âu sẽ rối beng khi Grexit xảy ra.

Đảng Syriza, với những phe cánh Marxist, Maoist, Che Guevara-ist chiếm tới 1/3, sẽ không khó có thể ngồi xuống đàm phán với Putin. Một cuộc gặp gỡ như vậy, chưa cần có tuyên bố gì, sẽ làm châu Âu phải nới tay với các đòi hỏi austerity ở Hy Lạp, và tất nhiên với các biện pháp đang/sẽ trừng phạt Nga. Thông điệp của Putin cho châu Âu sẽ là: đừng phá bĩnh Nga nếu không muốn thấy Grexit rồi EMU rối loạn/sụp đổ. Đó là thứ vũ khí bí mật của Nga mà John Hempton gợi ý.

PS. Đã từng có thông tin cho rằng Putin đã gạ gẫm TQ bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 để đẩy Mỹ sâu thêm vào khủng hoảng.
Tags: economics

11 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc