Nguyên nhân Uzbekistan kém phát triển

Akmal (bạn học ở Nhật Bản) - ngoài cùng bên phải
Cưỡng chế là một cách chắc chắn dẫn đến thất bại. Tuy nhiên, cho đến gần đây, ít nhất là trong lịch sử loài người, phần lớn các nền kinh tế dựa trên sự cưỡng chế lao động - chế độ nô lệ, chế độ nông nô, và các hình thức cưỡng bức lao động khác. Trên thực tế, danh sách các cách để bắt con người làm điều mà họ không muốn cũng dài như danh sách các xã hội dựa trên những chính sách đó. Lao động cưỡng bức cũng là nguyên nhân dẫn đến kém đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ ở phần lớn các xã hội, kể từ La Mã cổ đại cho đến miền Nam nước Mỹ.

Nước Uzbekistan ngày nay là ví dụ hoàn hảo về quá khứ bi thảm như thế nào. Bông là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất (chiếm 45% tổng xuất khẩu) của Uzbekistan. Vào tháng 9, khi nang (boll) bông chín, các trường học đóng cửa và học sinh bị ép ra đồng để thu hoạch. Thay vì là những người truyền dạy kiến thức, các thầy cô trở thành 'nhà tuyển dụng lao động'. Trẻ em được giao quota mỗi ngày phải thu hoạch 20 đến 60 kg bông, tùy vào độ tuổi. Những người hưởng lợi từ hệ thống này là Tổng thống Islam Karimov và thân hữu, những người kiểm soát việc sản xuất và bán bông. Những người chịu thiệt hại không chỉ là 2,7 triệu trẻ em (số liệu năm 2006) bị cưỡng bức lao động dưới điều kiện khắc nghiệt trên các cánh đồng thay vì được đến trường, mà là cả xã hội Uzbekistan nói chung, khi không thoát khỏi đói nghèo. Thu nhập bình quân đầu người ngày nay không hơn mức khi Liên Xô sụp đổ là bao (xấp xỉ 8,7 usd/ngày, hay 3157 usd/năm, bằng 1/15 thu nhập bình quân đầu người của M) -- ngoại trừ thu nhập của gia đình Karimov - thống trị khai thác gas và dầu trong nước, là 'ngon nghẻ'...


Bài viết gốc Foreign Policy, các giáo sư Daron Acemoglu và James A. Robinson cũng điểm qua các nước kém phát triển khác với những nguyên nhân như: 
./ không cho tư hữu tài sản (Bắc Hàn), 

./ sân chơi bất bình đẳng (Nam Phi: từ 1904 cho tới những năm 1980, chỉ có người châu Âu mới được làm những công việc tay nghề cao, người da đen làm việc không có tay nghề và lương thấp), 

./ các quan tham và thân hữu, doanh nhân câu kết với chính quyền (Ai Cập: Hosni Mubarak và chính quyền quân sự sở hữu tới 40% GDP), 

./ ngăn cản phát triển công nghệ (Áo và Nga thế kỉ 19: quốc vương Francis I của Áo bị ám ảnh bởi cách mạng Pháp 1789 đã không phê chuẩn đề xuất xây dựng đường sắt, tình hình tương tự ở Nga cho tới những năm 1860.  Những năm 1840, nước Anh nhỏ bé đã xây tổng cộng 6000 dặm đường sắt thì chỉ có duy nhất một tuyến đường sắt được xây ở Nga, cũng không để phục vụ dân sinh mà chỉ dài 17 dặm để nối từ St. Petersburg đến cung điện của Sa hoàng ở Tsarskoe Selo và Pavlovsk)

./ không có luật lệ và trật tự (Somalia)

./ chính phủ trung ương yếu kém (Colombia: không đủ khả năng kiểm soát hơn một nửa đất nước bị thống trị bởi lực lượng du kích cánh tả (FARC), và lực lượng bán quân s cánh hữu ngày càng gia tăng. Người dân không có động cơ để đầu tư vì bất ổn và xung đột)

./ dịch vụ công tồi tệ (Peru)

./ bóc lột chính trị (Bolivia)

./ tranh giành lợi lộc (Sierra Leone)
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc