Tại sao có năm nhuận?


Câu chuyện năm nhuận là câu chuyện về việc sửa lỗi của cả một hệ thống. Dương lịch hiện tại mà chúng ta đang dùng là lịch của người La Mã cổ đại. Lúc đó, người La Mã không hề biết là Trái Đất quanh xung quanh Mặt trời và năm của họ chỉ có 304 ngày (được chia thành 10 tháng chứ không phải 12 tháng). Tên của các tháng này là Martius, Aprilis, Maius, Junius, Quinctilis, Sextilis, September, October, November và December. Sáu cái tên cuối cùng của tháng có nghĩa đen là tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Như vậy lúc đầu December có nghĩa là tháng 10 chứ không phải tháng 12 như bây giờ.

Khi nhận ra lịch của họ có thiếu sót (thiếu tận 60 ngày), hoàng đế Pompilius đã thêm hai tháng có tên là January và February. Cần nhớ rằng hai tháng này lúc đầu được đặt ở cuối của lịch chứ không phải đặt ở đầu như bây giờ. Cho tới lúc này, lịch của Pompilius đã tương đối chính xác (có 365 ngày) và chỉ thiếu mất 1/4 ngày một năm. Cho tới khi Julius Caesar lên nắm quyền thì lịch đã bị lệch mất 80 ngày so với mặt trời (lệch mùa) và nếu không có sự sửa đổi ngay lập tức thì lịch sẽ còn lệch hơn nữa trong tương lai. Do vậy, nhà bác học ở tại Alexandria (Ai Cập) có tên là Sosigenes đã được Caesar giao việc nghiên cứu chỉnh sửa lại lịch cho chính xác. Sosigenes đã xác định lại chính xác phần thiếu của lịch hiện tại (1/4 ngày cho mỗi năm) và đồng thời xếp lại thứ tự tháng (đẩy January và February lên đầu). Nhà bác học này cũng là người đặt ra quy định tháng hai có 28 ngày và cứ 4 năm một lần thì tháng 2 sẽ lại có 29 ngày để bù cho 1/4 ngày bị dư ra của một năm. Ngày nhuận này được đặt vào năm chia hết cho 4. Sau này, lịch này lại được sửa đổi thêm một lần nữa khi quy định rằng vào các năm chia hết cho 100 (đương nhiên chia hết cho 100 sẽ chia hết cho 4) nhưng không chia hết cho 400 thì không phải năm nhuận.

Dương lịch sau này còn được thay đổi nhiều lần (ví dụ tháng 7 – July được lấy theo tên của Julius Caesar còn tháng 8 – August được lấy theo tên của hoàng đế Augustus). Tuy vậy có thể nói Sosigenes là người đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống lịch hiện đại và năm/ngày nhuận.
Tags: english

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc