Tập khí hạnh phúc

... Chúng ta phải cho các thông tin đi vào tàng thức để tạo ra những tập khí mới. Nếu làm việc quá nhiều bằng ý thức, chúng ta sẽ già đi rất nhanh. Những lo lắng, suy nghĩ, quán chiếu, lên kế hoạch tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vào thời Trung cổ, ông Ngũ Tử Tư chỉ lo lắng và sợ hãi một đêm mà sáng mai ra tóc đã bạc trắng. Đừng làm như thế! Đừng dùng ý thức nhiều quá. Nó làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của ta. Tốt hơn là chúng ta nên “sống với” mà không nên “nghĩ về”. (It’s better to be than to think.)
... Thực tập chánh niệm là để tận hưởng mà không phải để tạo thêm nhiều lao tác mệt nhọc, và tận hưởng có thể trở thành một tập khí. Một số người trong chúng ta có tập khí khổ đau, một số khác lại nuôi dưỡng tập khí tươi cười và hạnh phúc. Khả năng hạnh phúc là điều quý nhất mà chúng ta có thể vun trồng. Vì vậy, chúng ta hãy đi thiền, ngồi thiền một cách hứng thú. Chúng ta đi thiền, ngồi thiền cho chính chúng ta, cho tổ tiên ta, cho cha mẹ ta, cho bạn bè ta, cho những người ta thương và cho cả những người mà ta gọi là kẻ thù của ta. Hãy đi như Bụt đi, đó là sự thực tập. Chúng ta không cần phải học và hiểu tất cả các kinh điển hay tất cả những điều Bụt dạy mới có thể đi như Bụt. Không, chúng ta không cần thêm gì nữa ngoài đôi chân và ý thức của ta. Chúng ta có thể uống trà trong chánh niệm, đánh răng trong chánh niệm, thở trong chánh niệm hay bước một bước chân trong chánh niệm. Chúng ta có thể làm tất cả những điều đó với sự thích thú mà không cần phải đấu tranh hay cố gắng gì cả. Đó là tận hưởng.


Ba định
Không
... Chúng ta hãy quán chiếu về cái ly. Chúng ta đồng ý với nhau là cái ly này trống không nhưng chúng ta nên đặt câu hỏi, tuy có vẻ như vô ích nhưng lại rất quan trọng: “Không là không cái gì?” Có thể là không trà, không nước. Không, nghĩa là không cái gì đó. Ý thức, nghĩa là ý thức về điều gì. Chánh niệm, nghĩa là chánh niệm về việc gì. Đối tượng và chủ thể luôn luôn có mặt cùng một lúc. Không thể có tâm ý mà không có đối tượng của tâm ý. Điều này rất đơn giản, rất rõ ràng. Vì vậy, chúng ta đồng ý với nhau là cái ly này không có trà nhưng chúng ta không thể nói cái ly này không có không khí. Nó chứa đầy không khí trong đó.
Vô tướng
Vô tác
Định thứ ba là vô tác, apranihita. (Có khi dịch là vô nguyện, nghĩa là không mong cầu). Không lo âu, không phiền muộn chúng ta có tự do, chúng ta có thể tận hưởng được từng phút giây của sự sống. Chúng ta không cần phải cố gắng, chỉ cần chúng ta có mặt. Hay lắm! Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với cách sinh hoạt thường nhật của chúng ta. Bình thường chúng ta cố gắng quá nhiều để đạt được hạnh phúc, đấu tranh để có an lạc nhưng có lẽ những cố gắng, những đấu tranh và mục đích của ta lại là những chướng ngại không cho ta đạt được hạnh phúc, nuôi dưỡng bình an. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm là khi ta tìm câu trả lời hay đáp án cho một vấn đề nào đó nhưng tìm hoài không ra; thế rồi chúng ta hoàn toàn buông bỏ không nghĩ tới nữa. Ngay khi chúng ta buông bỏ và thư giãn thì câu trả lời tự động đi lên, không cần cố gắng gì cả. Đó là vô tác. Chúng ta theo dõi hơi thở, uống trà, mỉm cười, đi trong chánh niệm thì tuệ giác sẽ phát sinh một cách tự nhiên. Vô tác là một sự thực tập rất mầu nhiệm. Rất hay. Rất tươi mới. Các nhà khoa học cũng cần thực tập điều này. Cởi mở tâm ý, ta sẽ thấy được những khả năng ngoài sức tưởng tượng của ta. Nhiều khám phá khoa học cũng đã được dựa trên nền tảng vô tác bởi vì khi không mong cầu đạt được mục đích thì bất ngờ chúng ta lại đạt được tuệ giác mới.


Lục độ
Ba định có thể đưa đến tuệ giác. Ngoài ra, có một cách khác để làm phát sinh tuệ giác là lục độ, sáu phương pháp đem đến hạnh phúc. Độ, paramita, nghĩa là từ bờ bên này vượt sang bờ bên kia. Hạnh phúc đang ở bờ bên kia. Bờ này có thể là bờ sợ hãi và chúng ta có thể vượt qua bờ vô úy. Bờ này có thể là bờ ganh tị và chúng ta có thể vượt qua bờ vô phân biệt, bờ thương yêu. Đôi khi chỉ cần một giây thôi là chúng ta có thể vượt từ bờ khổ đau sang bờ an lạc.
Bố thí
Phép thực tập đầu tiên của lục độ là bố thí, cho đi, dana paramita. Cho đi là một hành động rất đẹp, rất dễ thương. Khi giận ai, chúng ta có khuynh hướng trừng phạt người đó. Đó là một khuynh hướng tự nhiên. Nhưng nếu chúng ta tự mình tặng cho người ấy một món quà thì cơn giận của ta sẽ biến mất, ngay lập tức chúng ta sẽ vượt qua bờ bên kia, đó là bờ không giận hờn. Hãy thử đi! Giả sử quý vị giận người hôn phối của quý vị và biết rằng điều này sẽ lập lại trong tương lai. Đức Bụt khuyên chúng ta hãy chuẩn bị sẵn một món quà và cất nó ở đâu đó. Lần tới khi giận người kia, quý vị đừng nói và đừng làm gì cả, lấy quà ra tặng cho người kia, quý vị sẽ không còn giận nữa.
Bụt dạy chúng ta nhiều phương pháp để đối trị cơn giận. Tặng quà là một trong những phương pháp ấy. Khi giận ai, chúng ta hãy tặng cho người đó một món quà. Chúng ta thực tập lòng bao dung và độ lượng. Chúng ta không cần phải giàu sang mới thực tập bố thí. Chúng ta cũng không cần đến siêu thị mua quà. Cách chúng ta nhìn đã là một món quà rồi. Trong đôi mắt của ta có chứa đựng từ bi. Cách chúng ta nói cũng là một món quà bởi vì những gì chúng ta nói đều có chất liệu nuôi dưỡng, ngọt ngào, giải thoát. Lá thư ta viết cũng có thể là một món quà. Chúng ta rất giàu có trong cách suy nghĩ, nói năng và hành động. Chúng ta luôn có khả năng phóng khoáng và hiến tặng. Đừng hà tiện! Chúng ta có thể cho bất cứ lúc nào, điều đó sẽ làm tăng trưởng hạnh phúc cho những người xung quanh. Thực tập dana paramita, bố thí, hiến tặng chúng ta càng trở nên giàu có hơn trong mỗi phút mỗi giây. Đó là hạnh nguyện đầu tiên của Bồ Tát. Tập bố thí, bao dung. Hãy nhớ là chúng ta không cần giàu có mới bố thí, hiến tặng.
Trì giới
... Giới thứ nhất là bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài, ngăn chận chiến tranh và những tình trạng phá hoại; giới thứ hai là thực tập tâm bố thí, bao dung, biết chia sẻ thì giờ và năng lực của ta với những kẻ thiếu thốn; giới thứ ba là ngăn ngừa hành động dâm dục, sống có trách nhiệm với những người ta thương, không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của ta; giới thứ tư là thực tập chánh niệm, ái ngữ và lắng nghe sâu; giới thứ năm là ăn uống và tiêu thụ có chánh niệm.
Thực hành giới, hành giả sẽ có một nguồn năng lượng hùng hậu để bảo vệ chính mình, nuôi lớn tự do và vô úy. Thực tập năm giới, chúng ta không còn sợ hãi nữa bởi vì giới thể của chúng ta thanh tịnh. Chúng ta không còn lo sợ bất cứ điều gì. Đây là tặng phẩm cho toàn xã hội mà không phải chỉ dành cho người ta thương. Bồ Tát là người luôn được giới luật bảo hộ và có thể hiến tặng rất nhiều cho người khác qua sự hành trì giới luật của mình.
Nhẫn nhục
Phép thực tập thứ ba để qua bờ bên kia là nhẫn nhục, kshanti paramita, phép thực tập này giúp cho trái tim ta luôn luôn sâu rộng. Làm thế nào để trái tim ta lớn lên mỗi ngày để ta có thể ôm ấp được tất cả mọi người mọi loài? Bụt đã đưa ra một ví dụ rất hay: giả sử chúng ta có một bát nước, nếu có người cho vào bát nước một nắm muối thì bát nước sẽ rất mặn và chúng ta không thể uống được. Nhưng giả sử người đó bỏ nắm muối vào một dòng sông trong xanh thì nước trong dòng sông ấy không hề mặn đi chút nào và ta vẫn có thể uống được vì sông sâu và rộng, nước sông lại bao la.
Vì trái tim chúng ta nhỏ hẹp nên chúng ta khổ đau nhiều. Nếu trái tim của chúng ta rộng lớn thì dù cùng một việc xảy ra cũng không làm cho chúng ta đau khổ. Vì vậy, bí quyết để có hạnh phúc là làm thế nào để trái tim ta lớn lên. Nếu trái tim ta nhỏ bé, ta sẽ không có khả năng chấp nhận và tha thứ những lỗi lầm của người kia. Nhưng khi trái tim ta rộng lớn, ta có nhiều hiểu biết và thương yêu thì ta có thể ôm ấp được người kia.
Tinh tấn
Thiền định
Trí tuệ


Tìm bạn lành


Bốn yếu tố thương yêu
Bốn yếu tố của tình thương chân thật là matri (từ), karuna (bi), mudita (hỷ) và upeksha (xả)...
Tags: transform

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc