Nhật Bản tập trung xuất khẩu sake để tăng trưởng kinh tế

Vốn nổi tiếng nhờ ôtô và đồ công nghệ cao, nhưng gần đây, Nhật Bản muốn biến sake thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực để hỗ trợ phát triển kinh tế. Tokyo đang muốn biến món rượu gạo truyền thống (sake) thành một phần trong chiến lược phát triển quốc gia.

Đây là ý tưởng (brainchild) của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Motohisa Furukawa sau khi ông nhận thấy (had a eureka moment) rượu sake rất nổi tiếng tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos. Việc này đã thôi thúc ông lập dự án "Thưởng thức rượu truyền thống" ("Enjoy Japanese Kokushu"), với 6 thành viên Hội đồng cố vấn đã họp buổi đầu tiên vào cuối tháng 5 nhằm quảng bá tên tuổi rượu sake cũng như shochu, rượu chưng cất (distilled) từ lúa mạch (barley) hay khoai tây, ra khắp thế giới và tăng cường xuất khẩu.

Tuy nhiên các chuyên gia sake dè dặt với ý tưởng này (cautious thumbs up).

Với lịch sử hơn 2.000 năm, sake đã trở thành một phần biểu tượng của Nhật Bản, cũng như sumo và sushi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại rượu này đã bị lu mờ tại chính quê nhà bởi các thức uống hiện đại như bia, vodka hay cocktail. Vì vậy, các hãng sake ở đây đang lên kế hoạch xuất khẩu rượu ra nước ngoài. Họ hy vọng người dân Nhật Bản sẽ nhìn thấy sự nổi tiếng của sake tại các nước như Anh hay Mỹ, từ đó quay trở lại với thức uống truyền thống.

Tuy nhiên, sake vẫn còn cả một chặng đường dài phải đi nếu muốn thoát được cái bóng quá lớn (clout) của vang Pháp hay whisky Scotland. Ngoài ra, các nhà sản xuất nước này quá nhỏ để có thể tự quảng bá sản phẩm. Vì vậy, theo Harper (chuyên gia sake từ nước Anh, người từng từng làm rượu sake gửi cho Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4), cần phải có sự tham gia của chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Tài chính nước này, xuất khẩu sake đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua và chạm mốc 14 triệu lít năm ngoái với doanh thu 110 triệu USD. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với mức tiêu thụ trên 600 lít trong nước. Đặc biệt, nhiều kiến hoài nghi cho rằng, số lượng xuất khẩu trong năm qua phần lớn nhờ việc các nước nhập khẩu để ủng hộ vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần Tokoku. Đáng buồn hơn, trong 10 năm qua, 52 hãng rượu vốn tồn tại cả thế kỉ hoặc hơn đã phải nộp đơn giải thể công ty (filed for liquidation).

Việc cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Rất nhiều người nước ngoài vẫn nghĩ rằng sake phải uống nóng, dù các hãng rượu (brewer) đều cho biết có thể uống lạnh hoặc hơi ấm (lukewarm) tùy thuộc vào thức ăn đi kèm.

"Nhân viên phục vụ rượu (sommelier) đã được cho phép có mặt tại nhiều nhà hàng nước ngoài. Chính phủ cần phải thành lập một hiệp hội đào tạo những người làm nghề này để giải thích cho người uống một cách chính xác", anh Kosuke Kuji, giám đốc hãng rượu sake "Nambu Bijin" đã xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia, nói. Tổ chức này có thể lập website với nhiều thứ tiếng, sau đó đưa các nhân viên địa phương đã qua đào tạo vào các nhà hàng để cung cấp rõ thông tin cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, John Gauntner, một chuyên gia sake đã viết 5 cuốn sách về loại rượu này không đồng ý với ý tưởng xuất khẩu của Bộ trưởng mà cho rằng Nhật Bản cần tập trung vào người tiêu dùng trong nước. Thị trường xuất khẩu cho sake quá nhỏ và khó thu được lợi nhuận dù quy mô có tăng đến gấp đôi hay gấp ba. Gauntner nhấn mạnh: "Vấn đề của sake là hình ảnh. Chẳng ai nghĩ nó là thời trang, là xu hướng hay sexy cả. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là định vị hình ảnh của sake trong mắt mọi người".

 vậy, mục tiêu của Bộ trưởng Furukawa nhằm gia tăng sự công nhận của thế giới về một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Ông mơ ước sẽ thúc đẩy sake đến mức mà một ngày nào đó, nó được phục vụ trong các nhà hàng trên khắp thế giới, và người hâm mộ (aficionado) sẽ xây "hầm", giống như người hâm mộ rượu vang.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc