Diminishing sensitivity

Thưa giáo sư *,

Trong câu trả lời tuần trước của giáo sư về trả tiền khi đi nhà hàng, giáo sư lưu ý vấn đề "độ nhạy giảm dần khi số tiền phải trả tăng lên." Tôi đã chú ý trong việc chi tiêu của mình. Tôi cố gắng (go out of my way) tiết kiệm một đồng nhưng sau đó lại tiêu một số tiền lớn (ungodly sum) để mua một cái ví. Tại sao lại như vậy? Và làm thế nào tôi có thể kiểm soát được nó?
—Lembry

'Độ nhạy giảm dần' (diminishing sensitivity) là cách rất đơn giản mà tâm trí chúng ta hoạt động trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ, thử tưởng tượng rằng bạn thắp sáng một cây nến vào giữa đêm. Lượng nhỏ ánh sáng từ cây nến này sẽ thay đổi đáng kể khả năng bạn có thể nhìn thấy đồ vật xung quanh. Nhưng nếu bạn đã có 10 ngọn nến đang sáng và bạn thắp thêm một ngọn nữa? Sẽ không có nhiều tác động lắm. Ý tưởng cơ bản của độ nhạy giảm dần là tâm trí chúng ta có xu hướng nhận biết mức tăng tương đối, chúng ta coi bất kì lượng tăng thêm các đồ vật như thể đó là một mức tăng theo tỉ lệ phần trăm, chứ không phải là một số tuyệt đối.

Bây giờ, khi nói đến tiền, chúng ta cũng nên suy nghĩ về nó theo cách tuyệt đối ($ 10 là $ 10, cho dù chúng ta đang tiết kiệm từ một hóa đơn bữa ăn tối hay so với giá của một chiếc xe hơi mới), nhưng chúng ta lại không như vậy. Chúng ta cũng nghĩ về tiền theo tỷ lệ phần trăm.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Điều này không dễ dàng, nhưng chúng ta nên cố gắng để chống lại xu hướng tự nhiên này. Một phương pháp mà tôi sử dụng mọi lúc là suy nghĩ về số tiền định chi tiêu và tự hỏi có thể dùng làm việc gì khác không? Ví dụ, do tôi thích đi xem cinema (giả sử giá 2 vé và bỏng ngô là 25 $), tôi tự hỏi bản thân liệu món đồ sắp mua giá $ 25 giá trị hơn hay ít hơn so với niềm vui khi đi xem phim.

Khi suy nghĩ (frame) theo cách này, sẽ không quan trọng là món tiền tiết kiệm từ hóa đơn bữa tối hay một máy tính mới - và nó giúp tôi đặt câu hỏi "Tôi có thể hưởng thụ điều gì nhiều hơn" một cách cụ thể. Vì vậy, lần tới khi bạn đi mua một cái ví, cố gắng so sánh giá của chiếc ví với việc sử dụng số tiền đó cho một việc gì khác mà bạn coi giá trị hơn.

* Dan Ariely, giáo sư về kinh tế học hành vi tại Duke University
Tags: idea

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc