Tàu nghiên cứu Nhật Bản lập kỉ lục khoan sâu nhất dưới đáy đại dương

Tàu nghiên cứu khoa học Chikyu (tiếng Nhật có nghĩa Trái đất) của Nhật Bản đã thiết lập kỷ lục thế giới sau khi khoan sâu và lấy mẫu đá dưới hơn 2.111 mét tính từ đáy biển ở quần đảo Shimokita ở Tây Bắc Thái Bình Dương, Cơ quan khoa học và công nghệ Nhật Bản chuyên nghiên cứu đáy biển (JAMSTEC) cho biết. Kỷ lục trước đó được ghi nhận trong quá trình làm việc tại giếng 504-B, thuộc vết rạn (rift) Costa Rica.


Chikyu là tàu nghiên cứu khoa học hiện đại, có khả năng khoan sâu tới 10.000 m dưới mực nước biển. Nó được thiết kế để khoan tới các phần sâu hơn của Trái đất như lớp phủ (mantle?), vùng bao quanh đới đứt gãy (seisomogenic zones?) và sinh quyển sâu (deep biosphere).

Mẫu thu thập từ các tầng than đá (coal beds) mục tiêu đã được phân tích trong phòng thí nghiệm trên tàu Chikyu và sẽ tiếp tục được kiểm tra sau chuyến thám hiểm. Các nghiên cứu sẽ cho thấy những hiểu biết mới về đời sống dưới đáy đại dương sâu gắn với một hệ thống hydrocarbon.

"Chúng tôi vừa mở ra ô cửa mới cho kỷ nguyên khoan khoa học đại dương,” – ông Fumio Inagaki - một lãnh đạo của nhóm, cho biết. “Kỷ lục này mới là sự khởi đầu. Tàu của chúng tôi sở hữu một tiềm năng lớn về khám phá các độ sâu mà con người chưa từng biết tới. Các mẫu lấy được rất quý giá và chúng tôi hy vọng, công việc sẽ mở rộng hơn sự hiểu biết có hệ thống của chúng ta về bản chất cuộc sống và Trái đất."
Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc