"Hội chứng Stockkholm" là gì?

Photo: wil-woods
"Hội chứng Stockholm" là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.

Nguồn gốc của thuật ngữ này là một vụ tội phạm xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển.

Ngày 23/8/1973, một kẻ cướp có vũ trang đã gây chấn động cả thế giới khi xông vào ngân hàng Kreditbanken ở Stockholm, rút ra một khẩu súng máy, bắt các nhân viên ở đây làm con tin trong 6 ngày liền.

Tên cướp Jan "Janne" Olsson dọa giết họ, nhưng sau nhiều ngày với nhiều diễn biến đầy kịch tính, 4 trong số các nhân viên ngân hàng quay sang đứng về phía tên cướp, chỉ trích những người muốn giải cứu.

Phản ứng của những người này được gọi tên là "Hội chứng Stockholm". Theo các nhà tâm lý, đó là cơ chế tự vệ tự giác hoặc tự phát của người bị bắt cóc nhằm đương đầu với tình huống và tránh nguy hiểm. Khái niệm "Hội chứng Stockholm" cũng là một cách để cảnh sát giải thích với công chúng lý do vì sao các con tin kể về vụ bắt cóc khác với cách mà cảnh sát kể.

Trong lịch sử, năm 1974, một nữ triệu phú Mỹ tên là Patty Hearst tuyên bố trước tòa rằng bà là nạn nhân của hội chứng này, sau khi bà cướp nhà băng giúp nhóm bán vũ trang Symbionese Liberation Army (SLA). Nhóm này từng bắt cóc bà trước đó.
Tags: history

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc