Xổ số cuộc đời

Warren Buffett, có lẽ là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, đã từng nói bất cứ điều gì tốt đẹp xảy ra với ông đều có thể được truy về thực tế là ông đã được sinh ra ở đúng nước (nước Mỹ) và vào đúng thời điểm (năm 1930). Một phần tư thế kỷ trước, khi 'Thế giới vào năm 1988' (The World in 1988) vô tư (light-hearted) xếp hạng 50 quốc gia xem đâu là nơi tốt nhất để được sinh ra vào năm 1988, nước Mỹ thực sự đã đứng đầu. Tuy nhiên, quốc gia nào sẽ là nơi tốt nhất cho một em bé sinh ra vào năm 2013?

Để trả lời câu hỏi này, Economist Intelligence Unit (EIU), một công ty chị em của Tạp chí The Economist đã hết sức nghiêm túc xem xét 11 yếu số (indicator) để đo lường quốc gia nào sẽ tạo ra các cơ hội tốt nhất cho một cuộc sống lành mạnh, an toàn và thịnh vượng, trong những năm tới.

Chỉ số chất lượng cuộc sống (quality-of-life index) của EIU liên kết các kết quả các cuộc điều tra về mức độ hài lòng cuộc sống - mọi người cảm thấy mình hạnh phúc như nào. Giàu có hầu như là chỉ số quan trọng nhất, nhưng các yếu tố khác như tội phạm, tin tưởng vào các định chế công và sức khỏe đời sống gia đình cũng mang ý nghĩa nhất định. Bộ chỉ số gồm 11 yếu tố này bao gồm một số yếu tố cố định như: địa lý, hay thay đổi chậm theo thời gian như: nhân khẩu học (demography), các yếu tố văn hóa xã hội và một số yếu tố phụ thuộc vào các chính sách và tình hình kinh tế thế giới, như thu nhập bình quân đầu người (cần được dự phóng, tới năm 2030 khi mà những em bé sinh năm 2013 bước vào tuổi trưởng thành). Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy tăng trưởng kinh tế giảm khắp nơi trên thế giới, thì mức thu nhập lại gần như cao nhất trong lịch sử. Tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng ổn định...

Đứng đầu là Thụy Sĩ, thứ hai là Úc. Singapore thứ 6, Canada thứ 9, Hongkong thứ 10. Đức và Mỹ thứ 16. Nhật Bản thứ 25.

Buồn chán là tốt nhất
Tất nhiên, những người ngụy biện (quibbler) sẽ tìm thấy những lỗ hổng trong xếp hạng chỉ số này còn nhiều hơn cả số lỗ trong một thanh pho mát Thụy Sĩ. Mỹ đã được xếp hàng đầu vào năm 1988 bởi sự bao gồm trong bảng xếp hạng "yếu tố người Phi-li-xtin *" (philistine factor, thiếu văn hóa) và "chỉ số ngáp" (yawn index) (mức độ mà một quốc gia nhàm chán không cứu vãn được (irredeemably) bất chấp các đặc điểm tốt của nó). Thụy Sĩ bị chấm điểm tệ hại trong cả hai phương diện này. Trong phim "Người thứ ba" (The Third Man), kẻ xỏ lá Harry Lime - nhân vật của Orson Welles, nổi tiếng với câu nói rằng Italy trong 30 năm dưới thời Borgias đã có chiến tranh, khủng bố và giết người nhưng cũng trong thời gian này đã có Michelangelo, Leonardo da Vinci và phong trào Phục hưng; Thụy Sĩ đã có 500 năm hòa bình và dân chủ nhưng chỉ sản xuất đồng hồ chim cu.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều điều để nói về sự ổn định buồn chán trong thời kì bất ổn ngày nay (và không nghi ngờ gì nữa, cả mai sau). Có thể xem thêm mô tả phương pháp luận ở đây.

* kẻ địch thời xưa của người Do thái ở nam Pa-le-xtin.
Tags: economics

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc