Bài học của Joseph Woodland dành cho các nhà phát minh


Bản vẽ từ hồ sơ bằng sáng chế mã vạch nguyên thủy của Woodland và Silver, Văn phòng Bằng sáng chế Mỹ năm 1949. Nguồn: http://www.google.com/patents/US2612994. bởi Edward Tenner

Tờ The New York Times hiếm khi tôn vinh (honors) một nhà phát minh bằng một cáo phó (obituary) ở trang nhất. Nhưng vừa rồi báo đã dành một bài viết cho N. Joseph Woodland, người đã nhận bằng sáng chế mã vạch vào năm 1952 cho các nguyên tắc ông đã phát triển với Bernard Silver - bạn cùng lớp đại học của ông.

Sáng kiến (epiphany) của Woodland đã tới khi ông ngồi trên một bãi biển, rê ngón tay trên cát, suy ngẫm các cách để mã hóa dữ liệu về sản phẩm (sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình). Ông nhận ra rằng ông có thể áp dụng mã Morse, mà ông đã học được khi còn là một hướng đạo sinh (Boy Scout), một cách trực quan - theo một loạt các dòng kẻ với chiều rộng khác nhau mà có thể được đọc bởi một máy quét.

Phát minh sau đó đã được áp dụng mà bạn có thể thấy ở hầu hết các sản phẩm khi đi mua hàng, nhưng câu chuyện về việc phát minh này làm thế nào đã trở thành một thành công đáng kinh ngạc như vậy mang lại một số bài học ngược với lẽ thường (counterintuitive) về phát minh.

Đầu tiên là, đôi khi lấy tiền mặt luôn lại là điều khôn ngoan. Woodland và Silver đã chia sẻ số tiền trị giá chỉ có 15.000 USD cho bằng sáng chế, một giá quá rẻ (pittance) nếu xét đến tổng giá trị số tiền tiết kiệm được mà phát minh sau này mang lại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các máy quét đầu tiên có thể đọc mã vạch, và do đó có thể thương mại hóa phát minh của họ, đã không được áp dụng cho tới tận năm 1974, rất lâu sau khi bằng sáng chế của họ đã hết hạn. Trong thời gian đó, Woodland gia nhập đội ngũ nhân viên của International Business Machines Corp (IBM). Ông hy vọng IBM sẽ mua sáng chế và biến nó thành một sản phẩm có thể tiêu thụ được, nhưng IBM đã không làm như vậy. (Năm 1952, Woodland và Silver đã bán bằng sáng chế cho Philco, sau đó Philco lại bán nó cho RCA.) Hầu hết các bằng sáng chế không tạo ra nguồn thu nhập nào cả, và rất ít bằng sáng chế có thể sánh với một công việc chuyên nghiệp ổn định với một kế hoạch nghỉ hưu tại một công ty hàng đầu thế giới.

Quá hiện đại
Thứ hai là, mặc dù Woodland tiếp tục phát triển các hệ thống mã hóa tại IBM, không một ý tưởng nào trong số đó là mang tính đột phá (transformative) so với ý tưởng mã vạch ban đầu của ông. Hệ quả tất yếu (corollary) là dù một ý tưởng nguyên thủy xuất sắc thế nào đi nữa, đôi khi nó quá hiện đại mà những phần còn thiếu của một phiên bản thử nghiệm thành công phải mất hàng thập kỷ sau mới xuất hiện. Giày với đế chứa đầy không khí (air-filled soles) đã được cấp bằng sáng chế từ năm 1882, nhưng phải mất một thế kỷ và 150 bằng sáng chế sau đó, Nike mới có thể giới thiệu một mẫu giầy không bị xì hơi (deflate) như mẫu ban đầu đó. Ý tưởng nguyên thủy về máy fax có từ năm 1843 như các giáo sư kỹ thuật và tác giả Henry Petroski đã chỉ ra.

Nó cũng có thể là điều may (blessing) khi các nhà phát minh không thể lường trước được những bước đột phá bổ sung cần thiết để làm cho các ý tưởng của họ trở thành hiện thực. Ngược lại họ có thể bị nản chí. Trong trường hợp với bằng sáng chế này, máy quét mã vạch phụ thuộc vào sự phát minh ra laser, mà đã không xuất hiện cho tới tận những năm 1960. Máy in laser, cần thiết để tạo ra các mã vạch tùy chỉnh, đã không xuất hiện cho tới những năm 1980. Mạch điện tử cũng cần phải được thu nhỏ trước khi quét (mã) có thể được áp dụng vào ngành bán lẻ và các bối cảnh phi công nghiệp khác.

Phần mềm cũng xuất hiện chậm (lagged) hơn. Các thuật toán Luhn, phát hiện những lỗi phổ biến nhất của đọc điện tử (electronic reading) và human transcription, đã không được cấp bằng sáng chế cho đến năm 1960. Các mã sản phẩm của sách và tạp chí được kiểm tra bằng các thuật toán Verhoeff tiên tiến hơn, được giới thiệu vào năm 1969. Sự phát triển này là cần thiết cho một sáng tạo mới nổi tiếng, Amazon.com. Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đã chọn sách là loại sản phẩm đầu tiên của mình vào năm 1994, do - Số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number) có thể được thực hiện bằng mã vạch - sách đã trở thành loại sản phẩm được mã hóa lớn nhất trên thế giới.

Thứ ba là, phát minh Woodland-Silver cũng cần điều có thể được gọi là nhà doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa. Nếu đại đa số các nhà bán lẻ và nhà sản xuất không thể đồng ý với nhau về một định dạng chuẩn, nhiều mã khác nhau cho các nhà cung cấp khác nhau sẽ trở thành cơn ác mộng đóng gói bao bì. Vì vậy, Giám đốc điều hành siêu thị Boston - Alan Haberman đã tập hợp đại diện của các công ty hàng đầu lại với nhau để lựa chọn phiên bản cuối cùng của mã vạch, và được biết đến như là Mã sản phẩm chung (Universal Product Code).

Các sáng chế chính trị
Cuối cùng, sự ảnh hưởng của phát minh của Woodland vượt ra ngoài việc đơn thuần chỉ là cắt giảm chi phí, theo những cách bất ngờ. Các hiện vật, như nhà sử học công nghệ Langdon Winner gợi ý, có tính chính trị, và máy quét đã thay đổi hoàn toàn quan hệ quyền lực.

UPC bắt đầu như là một công cụ đơn giản dành cho kế toán và kiểm soát hàng tồn kho. Tuy nhiên, những nhà bán lẻ thông minh nhất (savviest), dẫn đầu là Wal-Mart Stores Inc., nhận ra rằng với sức mạnh máy tính ngày càng tăng, mã vạch có thể làm nhiều hơn thế. Các giám đốc điều hành bán lẻ có thể thu thập thông tin tuyệt vời hơn về giá cả và doanh thu, và thử nghiệm nhanh chóng và hiệu quả. Với kiến ​​thức này, và với quy mô sức mua của họ đã cung cấp đòn bẩy lớn, Wal-Mart có thể dựa vào các nhà bán lẻ với giá luôn thấp hơn, nâng cao tỷ suất lợi nhuận và mở rộng hơn nữa.

Trong thực tế, nhu cầu của Wal-Mart lớn đến mức buộc các công ty sản xuất có lợi nhuận ở Mỹ phải thuê sản xuất ngoài (outsource) cho các nhà máy nhân công rẻ tại châu Á. Các nhà kinh tế tự do và bảo thủ có thể không đồng ý về việc thay đổi này có lợi đối với nước Mỹ như nào, nhưng họ đồng ý rằng UPC và mức độ tập trung bán lẻ đã đảo lộn mối quan hệ lịch sử giữa các nhà sản xuất và người bán.

Các nhà phát minh, như các nhà khoa học và các nhà văn, thường ngạc nhiên một cách khó chịu bởi những hậu quả từ các ý tưởng của họ. Nhà phát minh chiếc ghế ngả (reclining chair) hiện đại, người Hungary tên là Anton Lorenz, chân thành tin rằng ghế ngả là các ghế mang lại sức khỏe, bảo vệ tim mạch chứ không phải là biểu tượng của cuộc sống ngồi nhàn mà chúng đã trở thành.

Sáng chế của Woodland chắc chắn đã nâng cao cuộc sống của riêng tôi, nhưng tôi cũng phải thú nhận dè dặt. Là một độc giả tại Thư viện công cộng New York, tôi được truyền cảm hứng từ bức tranh tuyệt vời của Asher Durand về tình bạn trong thiên nhiên "Kindred Spirits". Năm 2005, giám đốc điều hành thư viện bán đấu giá bức tranh để gây quỹ, chân thành mong đợi một nhà đầu tư (angel) nào đó sẽ mua nó cho Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô (Metropolitan Museum of Art), nơi nó sẽ tiếp tục được dành cho hàng triệu cư dân gần Hudson Valley chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, thay vào đó, người thắng cuộc đấu giá là người thừa kế tập đoàn Wal-Mart - Alice Walton, người đã đưa nó trở thành trung tâm của Bảo tàng Crystal Bridges do bà thành lập ở Bentonville, Arkansas, với dân số chỉ có 35.300 và mất hơn hai giờ đồng hồ để bay từ thành phố lớn gần nhất.

Tất cả điều này xảy ra chỉ bởi một kỹ sư thành thạo (versed in) mã Morse lướt những ngón tay của mình trên cát biển hôm nào. Có lẽ bài học thật sự là hãy cẩn thận với những gì bạn mơ ước.

Edward Tenner là tác giả cuốn "Why Things Bite Back: Technology and the Revenge of Unintended Consequences" và "Our Own Devices: How Technology Remakes Humanity."

Sơn Phạm
Bloomberg
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc