St. Francis là ai?
by Dr Nikonian
Vào thế kỷ XII, đã có một thanh niên giàu có bỏ hết gia sản, của cải để lang thang trên những cánh đồng đầy hoa ở Tuscany.
Thanh niên ấy gọi mặt trời là Anh, mặt trăng là Chị. Thanh niên ấy vui đùa với "chị gió, em chim".
![]() |
St. Francis Winery and Vineyard, Santa Rosa, California, USA. Photo courtesy jimg944 |
Thanh niên ấy đã cúi mình xuống để hôn lên những vết thương và chăm sóc cho những người nghèo khó, bệnh tật.
Thanh niên ấy đã kêu gọi Giáo Hội trở về với cuộc sống thanh bần, tôn vinh Mẹ Thiên Nhiên, và yêu mến muôn loài tạo vật như thể anh em.
Lời Kinh Hoà Bình của con người ấy đã được Magaret Thatcher đọc khi được chọn làm Thủ tướng.
Con người ấy được tôn vinh là bạn của loài vật và Thánh của môi trường.
Cuộc đời con người ấy đã được Nikos Kazantzakis -một văn hào Chính thống giáo người Hy lạp, viết lại trong cuốn "Xin chọn người yêu là Thượng Đế".
Từ thế kỷ XII, thế giới Hồi giáo đã ngưỡng mộ tên người ấy. Và ca khúc "Brother Sun, Sister Moon" được giới hippies ở thập niên 70 yêu thích.
Giotto vẽ người ấy trong manh áo rách, chân trần, với nhành lúa trong tay và một chú chim nhỏ đậu trên vai.
Tên Việt Nam của người ấy – Phan Sinh – được tôi (Dr Nikonian) đặt tên cho con trai đầu lòng.
Hôm nay, vì "He loves the poors", cái tên ấy được chọn làm tông hiệu cho Giáo Hoàng mới – St. Francis d'Assisi.
St. Francis of Assisi
Prayer of St. Francis
Transform_Jan 1
Transform_May 21
Transform_Jul 10
Transform_Aug 1
Tags: music
Khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, thì cuộc khởi nghĩa này là của người VN, và lúc đó sử nhắc tới những trưởng tộc của những bộ lạc (lạc hầu, lạc tướng) đều hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này, nhưng nó thất bại nên không thành lập nổi QG. Chỉ đến đời Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán thì người VN mới thực sự thành lập QG và có ý thức tổ quốc từ đó. Nhưng ý thức đó cũng được khởi nguồn từ văn minh Nho Giáo. Chính người Tàu họ truyền bá Nho Giáo, dạy cho người kinh của VN để những người này biết sống trật tự trong một xã hội phong kiến, biết làm tay sai, nô lệ cho chế độ phong kiến; nhưng cũng chính nhờ Nho Giáo mà dân VN được khai hoá từ cuộc sống bộ lạc thành ý thức quốc gia, để có được chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 939.
Dĩ nhiên sau đó thì Nho Giáo và Phật Giáo là kim chỉ nam cho sự tiến bộ của dân tộc VN. Đến thời nhà Trần, Nho Giáo qua mặt Phật Giáo, trở thành độc tôn và nhờ đó mà nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ, rồi nho giáo trở nên cực thịnh vào đời Hậu Lê. Nhưng cuối đời Hậu Lê thì văn minh Nho Giáo bắt đầu suy tàn, người VN bắt đầu chế ra chữ Nôm để xài trong văn chương, nhưng chữ Nôm lại không thay thế được chữ Nho trong cơ quan nhà nước. Thực tế là kỷ cương nho giáo không làm cho dân VN đoàn kết được như trước, mà nó gây cho đất nước VN bị phân tranh giữa những giòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, và Tây Sơn cho đến khi người Pháp sang cai trị VN mới chấm dứt.
Vì những niềm tin trái nghịch với “truyền thống dân tộc” đó nên người công giáo mặc nhiên bị kết tội phản quốc. Nhưng những triết lý sống khác biệt đó đã mở đường khai hoá cho dân VN, mở đường cho những tiến bộ xã hội, kinh tế, chính trị sau này; nảy mầm ý thức tự do dân chủ trên quê hương VN từ đó.
Còn nói về tay sai thực dân Pháp thì cái vinh dự đó không đến với nông dân VN (khu vực có một tỉ số người công giáo). Tay sai cho thực dân đầu tiên cũng chính là Triều Đình Huế (những kẻ không cho phép dân VN buôn bán với Pháp trước đó), rồi tới các quan lại cấp dưới của nho giáo. Nguyễn Văn Tường, lúc đầu chống Pháp, ngăn cản vua Tự Đức khi bàn thảo về việc buôn bán với nước Pháp; đến khi kinh thành Huế thất thủ, bỏ chạy một thời gian rồi ra đầu thú Pháp. Vô số quan lại VN hợp tác với Pháp, chỉ điểm cho Pháp đàn áp phong trào Cần Vương. Tôn Thọ Tường làm thơ ca ngợi việc ông ta ra cộng tác với Pháp, vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại… đều hợp tác với Pháp. Chính những quan lại VN lại làm tay sai chỉ điểm cho Pháp, đặc biệt họ chèn ép dân, vu khống những người dân không chịu để cho họ bóc lột cho Pháp bắt. Ở quê, cô gái đẹp nào không chịu làm vợ bé của quan huyện thì gia đình cô ta sẽ bị quan huyện vu khống đưa lính Tây vào nhà bắt giam cha mẹ...
1884 khi phá chùa Báo Thiên, quan lại triều đình Nguyễn Hứu Độ, Hoàng Cao khải,Nguyễn Xuân Ruẩn cùng linh mục Puginier, tướng công binh Genie, công sứ Pháp Bonnal, Harmand cùng kỳ mục làng chứng kiến lế động thổ. Sư trụ trì chùa Bà Đá bên cạnh, người đã giấu Puginier dưới bệ thờ Phật thoát khỏi sự truy nã của quân Hoàng Kế Viêm khi trước, ôm bậc tam cấp chùa khóc đổ máu mắt: Mô phật, con là con nhà phật, sao lại cứu kẻ giờ đây cướp đất Phật?
Trụ trì được một người đỡ dậy, đó là nhà sư tu ở chùa Báo Thiên. Thầy dạy rằng: Cứu một mang người hơn xây bảy tháp phù đồ. Chúng ta làm theo lời Phật dạy. Đất Phật đâu ở kia? -Thầy chỉ vào chùa- Đất phật ở trong tâm. Thầy chỉ vào tim.
Nếu chúa Nguyễn Ánh không cầu viện (trong lúc Pháp đang tìm nguyên cớ để đô hộ) thì Bá Đa Lộc (Pier Joseph Georges) có làm cầu nối để Pháp nổ súng trên bán đảo Sơn Trà mở màn cho Pháp thống trị ngót tám thập niên không? Nếu triều Nguyễn không ký các hòa ước, hèn nhược bán nước thì các Tổng đốc Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, các hào kiệt Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, ... và hàng triệu con dân nước Việt có phải bỏ mình cứu nước không? Tại sao ta lại hẹp hòi, định kiến theo kiểu cách giáo phái chủ nghĩa thế nhỉ? Tôi giống bác TMĐ lúc trẻ không mấy thiện cảm về người công giáo. Chuyện là thế này: Thôn Xá Thị canh thôn tôi, khác xã có Nhà thờ. Tên cha đạo theo Pháp lập tề, rào làng, lập bốt đưa lính về chống lại Chính phủ. Vùng tôi ở dạo ấy là vùng xôi đỗ (làng tự do và làng tề giáp ranh). Nó tự do càn quét, bắn giết các làng khác. Chính phủ chủ trương nhổ cái bốt ấy nhưng nó lại núp bóng trong Nhà thờ. Ta triệt nó vì nó là cái gai trên con đường liên lạc giữa các vùng tự do của ta. Bộ đội tỉnh mang vũ khí trên người nhưng không được nổ súng. Lệnh của trên là chỉ gọi loa binh vận, gọi hàng theo chính sách tôn giáo. Bọn lính thì cố thủ trong Nhà thờ bắn ra. Cha cố cho đàn bà khỏa thân, mang tro, ớt bột ném vào bộ đội, dùng liềm, cuốc đánh bộ đội.
Mẹ tôi là du kích cứu thương kể: khi ta chiếm xong bốt, vào thu don chiến trường, có anh bộ đội bị liềm bổ phọt cả óc. Mẹ tôi vác các anh ra mà óc còn chảy xuống vai. Cái làng ấy năm 1954 di cư hết vào miền Nam, bây giờ chỉ có Nhà thờ bỏ hoang mà không có giáo dân và cha xứ vì toàn dân lương thôn khác đến định cư. Người Việt ta vốn dĩ khoan dung. Giặc Tàu thua trận còn cấp thuyền cấp lương cho tù binh về nước (Lê Lợi), Mỹ thua bây giờ bình thường hóa quan hệ. Tại sao người Việt ta, những con cháu Lạc Hồng do chiến tranh xô đẩy làm hai chiến tuyến sao không bắt tay nhau xóa bỏ hận thù mà hòa hợp xây nước nhà thịnh vượng mà suốt ngày đối nghịch nuôi thù, ngậm oán...
Năm 1873, Hà Nội thất thủ lần thứ nhất. Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Tướng Pháp Francis Garnier khi chiếm thành trao lại toàn bộ khu vực chùa tháp cho linh mục Paul-francois Puginier để trả công ông ta đã vẽ sơ đồ phòng thủ Hà Nội và làm thông ngôn. Ông ta dựng một căn nhà gỗ ở vườn của chùa. Hoàng Kế Viêm và quân Cờ đen phản
công. Garnier đền tội. Cố đạo Paul chạy trốn ,được các nhà sư chùa bên cạnh do lòng nhân từ cứu nên thoát chết.
Hà nội thất thủ lần 2, Khâm sai Đai thần Nguyễn Tri Phương sống chết theo thành. Cố đạo Paul trở lại.là người thông hiểu kinh dịch, được sự giúp đỡ của thầy địa lý Trung Hoa, ông ta xin công sứ Bonnal phá chùa xây nhà thờ để yểm. Nhà thờ Lớn Hà Nội ra đời.