Tiền tư nhân ở Mombasa

Cộng đồng dân cư sinh sống tại khu ổ chuột (slum) tên là Bangladesh ở Mombasa (thành phố lớn thứ hai Kenya, với hơn 1 triệu dân) đã tạo ra đồng tiền chứng từ (voucher currency) dùng để trao đổi lẫn nhau. Đồng tiền được gọi là Bangla-Pesa (pesa nghĩa là tiền trong tiếng Swahili) và các chứng từ thật sự rất đẹp. Ví dụ như dưới đây:

Các mệnh giá khác, bạn đọc xem thêm ở đây.

Ý tưởng đằng sau đồng tiền chứng từ này để giúp cư dân, những người thường xuyên phải đối mặt với nhiều biến động thu nhập, điều hòa tiêu dùng (consumption smoothing). Cách thức hoạt động như sau:

"Các doanh nghiệp là thành viên của Mạng lưới Kinh doanh Bangla đăng ký tham gia chương trình, trong đó phân phối một số lượng bằng nhau các chứng từ cho từng thành viên và tất cả các thành viên đồng ý coi các chứng từ như là phương tiện trao đổi. Khi tất cả hoặc một số thương nhân gặp phải tình hình kinh doanh sa sút, họ có thể thực hiện các giao dịch với nhau bằng Bangla-Pesa. Giả sử người cho thuê xe đạp cần phải mua một số đồ từ cửa hàng tạp hóa, anh ta sẽ thanh toán bằng bangla-pesa, tiệm tạp hóa chấp nhận các chứng từ bangla-pesa này. Khi chủ tiệm tạp hóa cần đến một nơi nào đó bằng xe đạp, cô ta quay lại gặp người cho thuê xe (cũng là một thành viên của Mạng lưới Kinh doanh Bangla) và trả tiền thuê xe bằng số bangla-pesa của mình. Các giao dịch này không nhất thiết phải diễn ra đồng thời và đây cũng không phải là một hệ thống thương mại hàng đổi hàng vì các chứng từ được sử dụng để thực hiện giao dịch cho nhiều hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên của Mạng lưới Kinh doanh. Kết quả là, các thương nhân trong các khu ổ chuột này có thể tham gia vào một loạt các giao dịch sử dụng Bangla-Pesa.

Kết quả ban đầu cho thấy Bangla-Pesa thực sự cải thiện cuộc sống của các thành viên. Một cuộc khảo sát cho thấy 83% số thành viên đạt được gia tăng doanh số bán hàng nhờ các chứng từ, trong khi chỉ có 0,05% cho rằng doanh số bán hàng bị giảm. Và chứng từ chiếm số lượng tương đối các giao dịch mà những người tham gia thực hiện, khoảng 22% doanh thu hàng ngày.

Các chương trình như này có thể tăng sự tham gia của cộng đồng và tinh thần, nhưng cũng có một số câu hỏi thú vị cần xem xét trước khi khuyến cáo áp dụng rộng rãi các chứng từ, ví dụ: Việc sử dụng một loại tiền tệ địa phương như này có làm suy yếu mối liên kết với các cộng đồng khác và nền kinh tế lớn hơn không? Tác động lên nền kinh tế như nào nếu nhiều khu ổ chuột khác trong cả nước, thành phố cũng áp dụng tiền tệ bổ sung của riêng mình? Chương trình như này có nên bị giới hạn hoặc điều tiết? Đây có phải là trường hợp "tiền xấu" đẩy "tiền tốt" ra (khỏi thị trường)?

Sơn Phạm
cherokeegothic


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc