Phe cánh hữu Nhật Bản: Nhiệm vụ hoàn thành?

Kamikaze museum. Photo courtesy Paul & Shellie Davis.

Một khán giả trẻ ở Tokyo giải thích lí do anh xếp hàng xem phim ‘The Eternal Zero’ tới lần thứ 3. Bộ phim kể về các phi công cảm tử (kamikaze) tấn công tàu chiến Mỹ vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, đối với anh, đó là những thanh niên trẻ, nam tính, nhiều hoài bão và hoàn toàn trái ngược với những 'thanh niên ăn cỏ' ngày nay. Những phi công tokkotai (đặc biệt công kích đội) là đề tài gây tranh cãi từ lâu nhưng chưa bao giờ câu chuyện của họ lại phổ biến ở Nhật Bản như vào lúc này. "The Eternal Zero" (zero là loại máy bay các kamikaze lái) dự kiến sẽ là một trong những bộ phim Nhật Bản được xem nhiều nhất kể từ trước đến nay.

Một khán giả khác, Thủ tướng Shinzo Abe, nói ông 'rất xúc động' khi xem phim. Tác giả cuốn truyện nổi tiếng mà bộ phim dựa trên đó xây dựng kịch bản, ông Naoki Hyakuta, cũng gần gũi với ông Abe. Năm ngoái, ông Abe đã bổ nhiệm ông Hyakuta làm Giám đốc Đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản - NHK. Ông Hyakuta bị coi là cực hữu kể cả đối với những người bảo thủ và khi vận động bầu cử cho một ứng viên cánh hữu khác - ông Toshio Tamogami cho chức Thị trưởng Tokyo vào tháng này, ông đã tuyên bố 'Thảm sát Nam Kinh' là ‘bịa đặt’.

Khi 'The Eternal Zero' có mặt ở tất cả các rạp, thành phố phía nam Nhật Bản - Minamikyushu cũng góp phần mình chọc tức các nước láng giềng. Thành phố này đã đệ trình các tài liệu liên quan đến kamikaze như các bản thảo và nhiều giấy tờ quan trọng, gồm Magna Carta và Tuyên ngôn Nhân quyền tới UNESCO để đưa vào danh sách ‘Ký ức Thế giới’. Trong số này có thư từ biệt, nhật ký và thơ của các phi công được lưu giữ tại Bảo tàng Hòa bình Chiran trong thành phố, nơi tưởng niệm tại một căn cứ không quân cũ, nơi hàng trăm phi công cảm tử xuất kích.

Tuy nhiên, cả bộ phim và các tài liệu thu thập được đều bóp méo sự thật về các phi công. Phe cánh hữu đang tìm cách chứng minh họ sẵn sàng chiến đấu và hi sinh anh dũng vì đất nước. Trong 'The Eternal Zero', thông điệp ban đầu khá tinh tế, khi nhân vật chính - một phi công ưu tú, cố gắng phá vỡ nguyên tắc quân đội bằng cách cố gắng bảo toàn mạng sống. Nhưng rồi anh đã trở thành anh hùng thực sự ch khi nhận nhiệm vụ và hi sinh trong ngọn lửa vinh quang tưởng tượng. Bảo tàng và các bộ sưu tập cũng ủng hộ rộng rãi giả thuyết này. Tuy nhiên, sử gia Emiko Ohnuki-Tierney cho rằng, trên thực tế, hầu hết các tân binh bị buộc phải tình nguyện. Bà đặt câu hỏi liệu những lá thư của các phi công do thành phố Minamikyushu trình lên UNESCO có bị cấp trên của họ kiểm duyệt, hoặc ép buộc (duress) khi đó hay không.

Hàn Quốc đã phản đối động thái này và không ngạc nhiên là Trung Hoa cũng phản ứng rất giận dữ. Các quan chức Nam Kinh nói họ sẽ lại gửi các tài liệu chứng minh về vụ thảm sát năm 1937 tới UNESCO. Trung Hoa hoàn toàn có lí do chính đáng để chú ý đến của quan điểm lịch sử của ông Hyakatu khi quan điểm này thành công vượt ra ngoài phạm vi rạp chiếu phim. Với sự ủng hộ của ông Hyakuta, ông Tamogami - người cũng chối bỏ việc Nhật Bản xâm lược trong quá khứ, thành công đáng ngạc nhiên trong cuộc bầu cử thị trưởng Tokyo, khi giành được số phiếu nhiều bằng 1/3 người chiến thắng. Theo báo Asahi Shimbun, cứ 4 người độ tui 20 thì có một người bỏ phiếu cho ông.

Admin journeyinlife và bức ảnh chụp tại đền Yasukuni, 11/2011 ;)

Thanh Hằng
The Economist


Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc