Kiểm soát dịch ebola như nào?

Ebola in Guinea. Photo courtesy EC.

Dịch sốt xuất huyết ebola đã quay trở lại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính tới ngày 14 tháng Tư đã có 168 người ở Guinea (phía Tây châu Phi) mắc bệnh. Ít nhất 108 người đã tử vong. Ở nước láng giềng Liberia, đã có 6 ca bệnh được ghi nhận, nhiều ca trong diện nghi vấn, và gần 400 người đang được theo dõi. Ở các sân bay, hành khách phải kiểm tra nhiệt độ trong khi biên giới Senegal – Guinea đã bị đóng cửa. Với tỉ lệ tử vong lên tới 90%, ebola thực sự là nỗi kinh hoàng. Việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh này liệu có khả thi?

Cơ thể người không có bất cứ sự đề kháng nào với dịch bệnh vốn có nguồn gốc từ loài dơi này. Virus được truyền qua các chất dịch cơ thể (bodily fluids), phổ biến nhất là máu. Khi đã ở trong vật chủ (inside a host), chúng ủ bệnh (incubate) trong khoảng từ 2 ngày đến 3 tuần trước khi gây ra những triệu chứng (symptom) tương tự bệnh cảm cúm. Gần như không gặp phải sự kháng cự nào, ebola sẽ tấn công toàn bộ cơ thể cùng lúc, khiến toàn bộ hệ miễn dịch (immune) phản ứng dữ dội dẫn đến xuất huyết (haemorrhage), suy nội tạng (organ failure) và tử vong. Virus này được phát hiện vào năm 1976 khi hai đợt bùng phát cướp đi sinh mạng của 431 trên tổng số 602 người mắc bệnh ở Sudan và Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo). Đợt dịch tồi tệ nhất là vào năm 2000 với 400 ca nhiễm bệnh, một nửa trong số đó không qua khỏi. Nhưng từ trước tới nay, virus ebola chưa bao giờ xuất hiện ở tận miền tây xa xôi này như Guinea hay Liberia. Lúc đầu các nhân viên y tế ở Guinea còn không nhận ra dịch này.

Bất chấp sự đột ngột và nguy hiểm chết người của nó, dịch ebola vẫn có thể khống chế được vì 3 lý do sau. Đầu tiên là cách thức truyền nhiễm: virus không thể lan truyền trong không khí. Nó chỉ có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. ‘Không phải cứ một người bệnh lên xe bus là nửa xe sẽ bị lây nhiễm,’ tiễn sỹ Matthias Borchert, trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London (London School of Hygiene and Tropical) giải thích. Những triệu chứng ban đầu của ebola giống như các bệnh thông thường nên những trường hợp báo mắc bệnh (infection) tăng nhanh chóng. Sau đợt bùng phát gần đây số ca bị nghi mắc đã giảm ở Ghana, Sierra Leone và Mali, sau đó nhiều người cũng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus (một số ít kết quả từ Mali vẫn chưa được trả ra). Lý do thứ hai là sự chuẩn bị. WHO, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (Médécins Sans Frontiers) và Bộ Y tế các nước đã tập trung nguồn lực rất lớn để xây dựng các khu cách ly người nghi mắc bệnh và theo dõi những người có tiếp xúc với họ. Theo bà Barbara Knust, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Atlanta: ‘Ngay cả những cách phòng ngừa cơ bản cũng giúp làm giảm nguy cơ truyền bệnh’. Cuối cùng, ebola là bệnh có thể chữa khỏi được. Tuy chưa có biệt dược, bệnh nhân vẫn có thể qua khỏi nếu được điều trị tích cực (intensive care).

Với bất cứ bệnh dịch nào những tin đồn, thuyết âm mưu và cách chữa mẹo cũng lan truyền nhanh chóng (lần này là hành sống trộn chung với Nescafe). Do đó, thông tin đáng tin cậy là cực kì quan trọng. Ngăn cấm đi lại và đóng cửa biên giới chỉ có tác dụng che giấu dịch, cả 2 biện pháp này đều bị WHO phản đối. Theo các bác sĩ, một khía cạnh mới trong đợt dịch này ở Guinea là bệnh nhân sử dụng điện thoại di động, điều này giúp việc cách ly dễ chịu hơn với bệnh nhân và gia đình, đồng thời thúc đẩy cộng đồng hợp tác với nhân viên y tế thay vì chống lại họ. Với những biện pháp mạnh mẽ liên tục như vậy, đợt dịch này có thể được ngăn chặn trước khi bùng phát thành một đại dịch.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc