Vì sao muối có lẽ không hại như bạn tưởng?

Full English breakfast. Photo courtesy Avid Hills.

Một bữa sáng kiểu Anh truyền thống gồm có thịt xông khói, xúc xích và trứng – hay nói cách khác là rất nhiều muối. Nhưng nếu bạn đang đọc những dòng này ở nước Anh thì có lẽ gần đây bạn đã ăn ít muối hơn rồi. Một thập kỉ trước, chính quyền và các nhà vận động sức khỏe đã gây sức ép lên các công ty nhằm giảm dần lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn. Kết quả là, năm 2011, người Anh ăn ít hơn 15% muối so với năm 2003. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Thực vậy, trong cùng khoảng thời gian đó, số ca tử vong do đột quỵ (stroke) và bệnh tim đã giảm lần lượt 42% và 40%. Lợi ích từ việc ăn ít muối có vẻ đã rõ ràng, nhưng một số nhà khoa học vẫn còn hoài nghi. Vì sao vậy?

Chúng ta ăn càng nhiều muối thì cơ thể giữ càng nhiều nước. Lượng nước này làm tăng huyết áp, ít nhất cho tới khi thận thải lượng muối và nước đó ra ngoài. Những người phản đối ăn nhiều muối tin rằng ảnh hưởng tới huyết áp còn kéo dài hơn thế và ăn quá nhiều muối trong thời gian dài sẽ gây ra cao huyết áp (hypertension) và có lẽ là cả tử vong. Một nghiên cứu thường được trích dẫn thực hiện bởi Viện Y tế quốc gia Mỹ năm 2001 với tên gọi ‘Nghiên cứu DASH – Natri’ (Dietary Approaches to Stop Hypertension – Phương pháp ngăn ngừa cao huyết áp qua chế độ ăn uống lành mạnh, ND) cho thấy những người tham gia sử dụng chế độ ăn ít muối hơn có huyết áp thấp hơn hẳn. Nghiên cứu này tạo cơ sở cho rất nhiều tuyên bố y tế về tác hại của muối. Các hướng dẫn chế độ ăn ở Mỹ, dựa trên ‘những bằng chứng chắc chắn’, đặt muối là chất đầu tiên trong danh sách cần tránh.

Tuy nhiên những bằng chứng đó lại không mấy chắc chắn như những gì chính phủ Mỹ công bố (let on). Nghiên cứu DASH chỉ là một trong nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của muối (salt intake) với sức khỏe và các nghiên cứu khác đều không có kết quả tương tự DASH. Nghiên cứu của Anh đề cập ở trên tìm ra mối liên hệ (correlation) nhưng các yếu tố khác diễn ra cùng lúc như giảm hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân cho sự cải thiện sức khỏe hơn là muối. Vào năm 2011, hai bản phân tích kết quả của các nghiên cứu khác được xuất bản bởi Cochrane Collaboration, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên kiểm tra lại các bằng chứng y khoa. Phân tích đầu tiên cho thấy giảm lượng muối ăn vào dẫn tới huyết áp thấp hơn nhưng ‘không có đủ bằng chứng’ rằng điều này giúp giảm tử vong sớm (premature death) hay giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Phân tích thứ hai kết luận khá đơn giản rằng ‘chúng tôi không biết các chế độ ăn ít muối giúp cải thiện hay làm suy giảm sức khỏe’. Tác giả tiếp tục chỉ ra rằng ‘sau hơn 150 thử nghiệm ngẫu nhiên và 13 nghiên cứu quần thể (population study) mà không có một dấu hiệu rõ ràng ủng hộ cho việc giảm lượng muối natri, có lẽ phải chấp nhận là dấu hiệu đó không tồn tại’.

Một số nhà nghiên cứu khác còn đi xa hơn một bước, tuyên bố giảm muối làm tăng nguy cơ tử vong. Cơ thể cần một lượng muối nhất định, nếu nó nhận được quá ít muối, thận sẽ tiết ra một enzyme gọi là renin có thể dẫn tới cao huyết áp. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: ăn ít muối có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ suy tim (heart failure). Một số khác cho rằng tỉ lệ natri/kali thấp, phù hợp với từng cá nhân, là chìa khóa cho sức khỏe tim mạch. Các bằng chứng đều chưa rõ ràng nhưng các quan chức y tế công cộng từ lâu đã rao giảng về mối liên hệ giữa muối và bệnh tim như thể đây là chân lý. Sự tự tin này không được đảm bảo. Có khá nhiều lý do để không dùng một bữa sáng kiểu Anh nhưng muối có lẽ không nên là một trong số những nguyên nhân này.

Đăng Duy
The Economist


Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc