Lợi thế chủ nhà của Brazil tại World Cup lần này

Brazilian babes. Fancy a Brazilian at this year's World Cup? Photo courtesy gnews pics.

Năm 2010, hơn 700 triệu người đã tụ tập (huddle together) trước màn hình tivi theo dõi trận chung kết World Cup giữa Hà Lan và Tây Ban Nha. Giải đấu năm nay, ước tính số người xem còn lớn hơn với trận khai mạc giữa Brazil và Croatia ở Sao Paulo vào ngày 12 tháng Sáu. Brazil là ứng cử viên sáng giá nhất (runaway favourites) cho chức vô địch, với tỉ lệ đặt cược dưới một ăn ba mà các nhà cái (bookmakers) đặt ra (thơm nhất trong các đội). Một phân tích phần nào mơ hồ (faintly dubious) của The Economist cho thấy Brazil có cơ hội lớn nhất nâng cao chiếc cúp (trophy). Nhiều chuyên gia (pundit) cũng đồng ý rằng đội tuyển vàng xanh sẽ có lợi thế sân nhà rất lớn với lượng fan đông đảo tới sân cổ vũ Seleção. Vậy chơi trên sân nhà thực tế ảnh hưởng tới phong độ các đội bóng như nào?

Các phân tích gia sa lông (armchair analyst) và các nhà khoa học thể thao đã đưa ra đủ loại lý thuyết để giải thích vì sao chơi trên sân nhà có lợi. Vào năm 2007, một nghiên cứu về ảnh hưởng bởi tiếng ồn đám đông lên trọng tài ở giải Ngoại hạng Anh cho thấy khả năng một số trọng tài rút thẻ vàng (flash yellow cards) và thổi phạt đền theo hướng có lợi cho chủ nhà cao hơn do họ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tăng vọt trong tích tắc (split-second) của khán giả chủ nhà như một dấu hiệu nhận biết pha truy cản có đáng bị thổi phạt hay không. Ở mùa giải vô địch Tây Ban Nha Liga vừa qua, 2/3 số quả phạt đền được dành cho đội chủ nhà. Hơn nữa, trọng tài thiên vị cũng không phải mối lo duy nhất đối với các đội khách. Lịch trình di chuyển liên tục khiến họ mệt mỏi trong khi điều kiện sân bãi xa lạ có thể khiến các cầu thủ không thoải mái (spook them). Các đội bóng nước ngoài đôi khi phải rất vất vả thi đấu với Bolivia trên sân vận động Hernando Siles ở độ cao chóng mặt (headache-inducing) 3.636 mét. Một chút tiểu xảo (gamesmanship) cũng tỏ ra hữu dụng. Một đội bóng thành công ở London được cho là đã sắp xếp cho đội khách phòng thay đồ chật chội (cramped) cùng với tủ quần áo (kit-locker) thấp trong khi móc áo thì cao.

Những yếu tố trên có thực sự tạo ra khác biệt? Các con số cho thấy câu trả lời là có. Trong mùa giải bóng đá Anh vừa qua, 20 đội bóng hàng đầu có tỉ lệ thắng trên sân nhà là 50% trong khi tỉ lệ này ở sân khách chỉ là 32%. 12 trong 19 kì World Cup trước đây, nước chủ nhà đã vào tới bán kết với 6 lần vô địch. Hiệu ứng sân nhà cũng có thể thấy ở các môn thể thao khác nữa. Trước khi Olympic London 2012 bắt đầu, cơ quan chính phủ UK Sport đã nghiên cứu (pore) kết quả của hơn 100 giải đấu lớn thuộc 14 môn thể thao Olympic và dự đoán lợi thế sân nhà ở London sẽ giúp Vương quốc Anh giành thêm 25% số huy chương. Cuối cùng thì Vương quốc Anh giành được nhiều hơn 18 huy chương so với năm 2008 (trong đó có 10 huy chương vàng), tương đương 38%. Tại Olympic Bắc Kinh, Trung Hoa giành nhiều hơn tới 59% so với năm 2004 ở Athens. Nga đứng đầu bảng xếp hạng ở Sochi trong khi chỉ đứng thứ 6 ở kì Olympic mùa đông lần trước.

Từ những con số trên, không có gì bất ngờ khi các đội đổ tiền để tận dụng tối đa lợi thế sân nhà. Sân vận động Beaver ở Pennsylvania State University là một ví dụ khi được tinh chỉnh về âm thanh (acoustically tweaked) để khuếch đại tiếng ồn trong các trận bóng bầu dục giữa các trường đại học diễn ra ở đây. (Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy khán giả các trận bóng bầu dục duy trì tiếng ồn vừa phải ở mức 75-80 decibel khi đội nhà có bóng nhưng sẽ gây náo loạn tới 110-115 decibel khi đội khách có bóng, làm giảm tầm liên lạc của cầu thủ ném bóng). Brazil đã chi rất nhiều tiền cho những dự án xây mới và cải tạo các sân vận động có phần lãng phí và chậm tiến độ. Tuy nhiên, theo ngân hàng đầu tư Goldman Sach, lợi thế sân nhà tương đương với 0,6 bàn thắng dẫn trước trong mỗi trận đấu (cho Brazil). Như hầu hết mọi người, Goldman cũng dự đoán đội tuyển Brazil sẽ lên ngôi năm nay. Người hâm mộ các đội khác sẽ phải hi vọng vào một phép màu và có lẽ là cả một gói thầu giành quyền đăng cai World Cup tiếp theo trên sân nhà.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc